Chuyên gia Mỹ nhận định smartphone đang ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ

VietTimes – Smartphone giờ đây dường như là vật bất ly thân với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà smartphone mang lại, nhưng liệu hậu quả của việc giành cả ngày bên chiếc điện thoại sẽ như thế nào? VietTimes xin trích dẫn quan điểm trong nghiên cứu của bà Jean Twenge, giáo sư tâm lý học thuộc đại học Bang San Diego, Mỹ về vấn đề này. 
Smartphone đang ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội (Ảnh ibTimes)
Smartphone đang ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội (Ảnh ibTimes)

Là một người nghiên cứu về những khác biệt thế hệ, tôi gặp phải một trong những câu hỏi phổ biến nhất là “Thế hệ của tôi là thế hệ gì?”

Nếu như bạn sinh trước 1980, thì câu hỏi này tương đối dễ trả lời: Thế hệ im lặng (Silent Generation) là những người sinh từ 1925 đến 1945; thế hệ bùng nổ trẻ em (baby boomer) là những người sinh từ 1946 đến 1964; thế hệ X là những người sinh từ 1965 đến 1979.

Tiếp theo là thế hệ Y, là những người sinh sau năm 1980. Nhưng thế hệ Y kết thúc vào năm nào, và thế hệ tiếp sau đó bắt đầu từ năm nào? Cho đến gần đây, tôi và nhiều nhà nghiên cứu khác đều cho rằng những người cuối cùng của thế hệ Y sinh vào năm 1999 – hiện nay họ đã 18 tuổi.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong mấy năm trước khi tôi bắt đầu chú ý đến những sự thay đổi lớn trong hành vi và thái độ của những người tuổi teen (13-19 tuổi) trong các cuộc điều tra hàng năm trên 11 triệu người trẻ mà tôi phân tích cho nghiên cứu của mình. Vào khoảng năm 2010, những người tuổi teen đã bắt đầu sử dụng thời gian của họ khác xa với các thế hệ trước đó. Sau đó, đến khoảng năm 2012, những sự thay đổi đột ngột trong nhiều kết quả nghiên cứu tâm lý học bắt đầu xuất hiện. Đồng thời, những thay đổi này đã chỉ ra một giới hạn thế hệ vào khoảng năm 1995, điều này đồng nghĩa rằng những đứa trẻ thuộc thế hệ mới, hậu thế hệ Y đã vào đại học.

Những đứa trẻ tuổi teen và những người trưởng thành còn trẻ này đều có một điểm chung: tuổi thơ hay thời niên thiếu của họ đều gắn liền với sự phát triển như vũ bão của smartphone.

Điều gì làm nên sự khác biệt của thế hệ iGen?

Một số người gọi thế hệ này là thế hệ Z, nhưng nếu như những người thuộc tế hệ millennial (những người sinh từ 1980 – 1999) không được gọi là thế hệ Y thì cũng không được gọi thế hệ sau họ là thế hệ Z. Neil Howe, người đã dùng thuật ngữ “millennial” cùng với cộng tác viên của ông là William Strauss, đã nói rằng thế hệ tiếp theo nên được gọi là “thế hệ Nội vụ” (Homeland Generation), nhưng tôi cho rằng người ta sẽ không hài lòng khi bị gọi tên theo tên của một cơ quan chính phủ.

Một cuộc điều tra năm 2015 thấy rằng cứ 3 teen Mỹ thì 2 người có iPhone. Vì vậy, tôi gọi họ là thế hệ iGen, và như tôi đã giải thích trong cuốn sách mới của mình có tên “iGen: Why Today’s Super-Connected Kids are Growing up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy – and Completely Unprepared For Adulthood” (thế hệ iGen: Tại sao những đứa trẻ siêu kết nối lớn lên với thái độ thiếu nổi loạn, dễ khoan dung, ít vui vẻ - và hoàn toàn không có sự chuẩn bị gì để trưởng thành), họ là thế hệ đầu tiên giành tuổi niên thiếu của mình với chiếc smartphone.

Điều gì làm cho thế hệ iGen khác biệt? Lớn lên với một chiếc smartphone có ảnh hưởng đến gần như toàn bộ mọi mặt cuộc sống của họ. Họ giành quá nhiều thời gian cho internet, nhắn tin với bạn bè hoặc lang thang trên mạng xã hội – trong những cuộc điều tra lớn mà tôi đã phân tích cho cuốn sách của mình, trung bình khoảng 6 giờ/ngày – do đó chúng có quá ít thời gian cho những hoạt động khác.

Trong đó có cả một hoạt động đã từng là niềm yêu thích của hầu hết những đứa trẻ tuổi teen: lang thang với bạn bè. Dù họ đang đi chơi tiệc, mua sắm trong siêu thị, xem phim hay chỉ là đang lái xe lòng vòng vô định, thì những đứa trẻ tuổi teen thế hệ iGen cũng đang tham gia vào các hoạt động xã hội ở một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với những người thuộc thế hệ millennial.

Thế hệ iGen đang thể hiện một khác biệt rõ ràng với thế hệ millennial: Sự thất vọng, lo lắng và cô đơn đã tăng lên nhanh chóng từ năm 2012, và niềm vui thì giảm xuống.

Tỷ lệ tự tử ở những đứa trẻ tuổi teen tăng lên hơn 50%, con số những đứa trẻ phải phải vào viện điều trị trầm cảm cũng đang tăng một cách đáng báo động.

Một mối liên quan không thể bỏ qua

Tôi đã tự hỏi xem những xu hướng này – những thay đổi về cách mà những đứa trẻ tuổi teen đang sử dụng thời gian rảnh rỗi và sức khỏe tinh thần đang xấu đi của họ - có mối liên hệ gì không. Đủ để tôi khẳng định rằng những đứa trẻ giành nhiều thời gian cắm mặt vào cái màn hình điện thoại sẽ ít vui vẻ và chán nản hơn, và những đứa giành nhiều thời gian tiếp xúc với bạn bè thường vui vẻ và ít phiền muộn hơn.

Tất nhiên, sự liên quan này không chứng minh tính nhân quả: Có thể những người không hạnh phúc sử dụng các thiết bị điện tử nhiều.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu cuốn sách của mình, tôi đã tình cờ phát hiện ra ba nghiên cứu gần đây mà tất cả đều loại trừ khả năng đó – ít nhất là đối với phương tiện truyền thông xã hội. Hai trong số 3 nghiên cứu đó cho rằng việc sử dụng các phương tiện xã hội dẫn đến hậu quả làm người ta ít thấy hạnh phúc hơn nhưng việc ít hạnh phúc hơn không dẫn đến việc sử dụng các phương tiện xã hội.

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2016 đã ngẫu nhiên cho rằng một số người trưởng thành từ bỏ Facebook trong một tuần và nhiều người khác tiếp tục sử dụng nó. Những người từ bỏ Facebook sau tuần đó thấy vui vẻ hơn, ít cô đơn và giảm cảm giác thất vọng hơn.

Họ mất những gì khác?

Một số bậc cha mẹ có thể cảm thấy lo ngại về những đứa con ở tuổi teen giành quá nhiều thời gian vào điện thoại bởi như thế khác xa với quãng thời niên thiếu trước đây của họ. Nhưng việc giành quá nhiều thời gian bên chiếc điện thoại không chỉ khác biệt theo nhiều khía cạnh, mà nó thực sự đang tồi tệ hơn.

Giành ít thời gian hơn với bạn bè nghĩa là bọn trẻ có ít thời gian hơn để phát triển các kỹ năng xã hội. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng những đứa trẻ học lớp 6 chỉ giành 5 ngày ở một hội trại mà không sử dụng điện thoại, sau 5 ngày đó, bọn trẻ đã nâng cao được khả năng đọc cảm xúc trên gương mặt người khác, điều này nói lên rằng cuộc sống gắn liền với chiếc điện thoại của những đứa trẻ thế hệ iGen sẽ làm cho các kỹ năng xã hội của họ teo tóp lại.

Ngoài ra, những đứa trẻ thế hệ iGen ít đọc sách báo, tạp chí hơn so với những người tuổi teen thuộc các thế hệ trước đây: Trong cuộc điều tra thường niên Monitoring the Future (Theo dõi tương lai), tỷ lệ học sinh phổ thông đọc một cuốn sách hay tạp chí không bắt buộc hàng ngày đã giảm từ 60% năm 1980 xuống chỉ còn 16% năm 2015. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân dẫn đến điểm đọc trung bình trong kỳ thi SAT đã giảm 14 điểm từ năm 2005. Các trường đại học cũng cho tôi biết rằng sinh viên của họ gặp nhiều vấn đề hơn trong việc đọc các bài dài, và hiếm khi họ đọc các cuốn giáo trình bắt buộc.

Điều này không phải để nói những đứa trẻ tuổi teen thế hệ iGen không có nhiều mặt tốt. Chúng được an toàn hơn và có tính bao dung hơn so với những thế hệ trước. Những đứa trẻ này dường như cũng có đạo đức công việc cao hơn và nhiều tham vọng mang tính thực tế hơn so với các thế hệ trước đây khi họ bằng tuổi chúng. Nhưng smartphone đang đe dọa làm lệch lạc những đứa trẻ này, thậm chí là ngay trước khi chúng bắt đầu.

Rõ ràng, việc sử dụng smartphone và các phương tiện truyền thông ở mức vừa phải – khoảng một giờ/ngày – không gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, hầu hết những người tuổi teen (và người lớn) thường giành nhiều thời gian hơn cho chiếc điện thoại của họ. Một điều làm tôi khá ngạc nhiên là những đứa trẻ tuổi teen thế hệ iGen mà tôi phỏng vấn nói rằng họ thích được gặp gỡ bạn bè hơn là chỉ liên lạc với nhau qua điện thoại. Những bậc cha mẹ đã từng lo ngại rằng con cái của họ giành quá nhiều thời gian với bạn bè – chỉ làm chúng sao nhãng, gây ảnh hưởng xấu và làm mất thời gian.

Nhưng rất có thể đó chỉ là điều mà những người thế hệ iGen cần.