Chuyện CEO Uber từ chức: không đáng để làm việc cho đến chết!

VietTimes -- Silicon Valley đang gặp phải vấn đề làm việc quá nhiều. Và trong nhiều trường hợp, làm việc quá nhiều còn được xem là một “tài sản”, chứ không phải một “món nợ”.
Arianna Huffington và cựu CEO Travis Kalanick của Uber. Gần đây, Uber đã từ bỏ nền văn hóa "luôn luôn làm việc"
Arianna Huffington và cựu CEO Travis Kalanick của Uber. Gần đây, Uber đã từ bỏ nền văn hóa "luôn luôn làm việc"

Thực chất đây không phải là điều gì mới. Nó đã diễn ra trong nhiều năm qua. Nhưng mấy tuần qua, mọi thứ dường như bị xới lên với vụ việc CEO Travis Kalanick của Uber từ chức.

Business Insider cho biết cuối cùng Silicon Valley cũng bắt đầu xem xét vấn đề nghiêm túc. Và điều ngày càng rõ ràng hơn là, bạn không cần phải hy sinh mọi thứ để có mọi thứ.

Hãy xem vụ Uber. Những tìm hiểu, điều tra về Uber cho thấy những hành vi kinh doanh của Uber là những nỗ lực mới để giúp cho doanh nghiệp này trở thành một nơi dễ dàng làm việc hơn. “Câu thần chú” trong nội bộ Uber là “làm việc thông minh hơn, chăm chỉ hơn và nhiều hơn”. Giờ đây, câu thần chú này chỉ còn là “làm việc thông minh hơn” và “chăm chỉ hơn”. Nói cách khác, mọi thứ không phải về chuyện bạn làm bao nhiêu thời gian, mà là bạn dùng thời gian như thế nào.

“Uber là một công ty đo hiệu quả làm việc bằng dữ liệu, và dữ liệu cho thấy khi làm việc nhiều hơn, dài hơn, nghĩa là đã không làm việc thông minh hơn”, thành viên ban giám đốc Arianna Huffington của Uber nói với nhân viên công ty trong một cuộc họp vừa qua.

Huffington cũng nói rằng nhân viên không phải lúc nào cũng trong tư thế “on” (sẵn sàng) để làm việc, và phải xử lý bất cứ gì xảy ra, dù họ đang ở đâu. Bởi vì, khi bạn luôn “on” như thế, bạn sẽ bị sao nhãng, không sáng tạo.

Câu chuyện Kalanick từ chức vừa qua là bằng chứng cho thấy làm việc nhiều giờ không nhất thiết sẽ mang đến câu chuyện thành công – đó có thể là một món nợ. Uber đã có chặng đường đi rất tốt, nhưng tương lai của hãng lại khá mờ mịt.

“Nền văn hóa làm việc quá sức đang gây ra những điều hủy hoại, vì nó biến việc “quá sức” thành một chiến lược lâu dài, và tệ hơn, là một kỳ vọng. Khi các quản lý đo giá trị làm việc của nhân viên bằng việc họ trả lời email lúc 3 giờ sáng, thì nền văn hóa đó đang gây nguy hại nhiều hơn”, Adam Alter, giáo sư của trường Đại học Kinh doanh ở New York nói.

Giờ đây, Silicon Valley bắt đầu nhận ra sự nguy hại đó. Hai ví dụ gần đây nhất đang thu hút sự chú ý chính là đoạn quảng cáo của Apple và Fiverr, dịch vụ làm việc nhà theo yêu cầu.

Đoạn quảng cáo của Apple trên Twitter nói về một nhà phát triển ứng dụng. “Tôi hầu như không nhìn thấy con cái mình. Đó là một rủi ro”.

Còn với quảng cáo của Fiverr, dịch vụ cho phép bạn thuê người về làm việc nhà, lại nói về việc “bạn ăn cà phê cho bữa trưa, thiếu ngủ là giải pháp cho công việc hoàn thành đúng thời hạn”.

Sự thật là, sức ảnh hưởng của công nghệ ngày càng lớn, nhiều công việc sẽ bị biến mất vì các yếu tố tự động. Đã đến lúc cần giáo dục và đào tạo cho mọi người để chuẩn bị cho tương lai này. Hãy đừng làm việc cho đến chết.