Chữa triệu chứng hơn là chữa căn nguyên

Báo cáo tài chính của ngân hàng này cho thấy, mặc dù nó vẫn có lợi nhuận nhưng đây chỉ là lợi nhuận ảo do hành động cơ cấu nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ tốt (nhưng về bản chất là xấu) và cơ cấu khoản phải trả.
Oceanbank là một trong ba ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng, bên cạnh Ngân hàng Xây dựng và GPBank. Việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng mà không có động thái tăng vốn chủ sở hữu và xây dựng lộ trình cải tổ hoạt động nâng cao hiệu quả để tránh đổ vỡ
Oceanbank là một trong ba ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng, bên cạnh Ngân hàng Xây dựng và GPBank. Việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng mà không có động thái tăng vốn chủ sở hữu và xây dựng lộ trình cải tổ hoạt động nâng cao hiệu quả để tránh đổ vỡ

Sau thời gian thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), thanh khoản của hệ thống các TCTD cơ bản được đảm bảo nhưng cá biệt ở một số ngân hàng vấn đề thanh khoản đang được che đậy dưới nhiều hình thức do các ngân hàng này không tạo ra dòng tiền từ kinh doanh hoặc bổ sung vốn tự có mà dùng tiền huy động từ thị trường để bù đắp thanh khoản. Điều này sẽ được phân tích kỹ bên dưới, từ các biện pháp mà (Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã áp dụng.

Việc hợp nhất, mua lại các TCTD yếu kém vừa qua có ba vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất là việc mua lại các ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng. Các ngân hàng “được mua lại với giá 0 đồng” có nghĩa là về mặt kỹ thuật đã lỗ không còn vốn chủ sở hữu và do vậy bị phá sản về mặt kỹ thuật, nghiêm trọng hơn, các ngân hàng còn tiếp tục thua lỗ và có thể mất thanh khoản. Việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng mà không có động thái tăng vốn chủ sở hữu (do về nguyên tắc NHNN không dùng vốn ngân sách để tái cơ cấu các TCTD) và xây dựng lộ trình cải tổ hoạt động nâng cao hiệu quả để tránh đổ vỡ mà tiếp tục để các ngân hàng này hoạt động sẽ buộc các ngân hàng huy động vốn mới trả lãi cho vốn huy động cũ và do vậy chỉ làm cho rủi ro ngày càng tăng với quy mô lớn hơn.

Thứ hai, về việc hợp nhất các TCTD yếu kém vào TCTD mạnh hơn. Trên thực tế, điều này làm tăng gánh nặng cho TCTD nhận hợp nhất. Trong thời gian hệ thống ngân hàng lâm bệnh vừa qua, hầu hết ngân hàng đều mang bệnh nên việc yêu cầu các ngân hàng lớn hơn, có bệnh “nhẹ hơn” mua lại các ngân hàng nhỏ nhưng mang trọng bệnh chỉ làm cho bệnh của các ngân hàng lớn hơn trở nên nặng hơn và lâu lành hơn. Điển hình như việc MHB hợp nhất với BIDV làm BIDV nhận khoản lỗ lũy kế của ngân hàng này hơn 552 tỉ đồng và nhiều khoản nợ xấu, trong khi bản thân BIDV đang vật lộn với khoản nợ xấu, nợ quá hạn lên đến nhiều chục ngàn tỉ đồng của chính mình.

Thứ ba, hệ quả tương tự như vậy, liên quan đến việc hợp nhất các ngân hàng nhỏ và yếu với nhau. Điều này cũng không làm các ngân hàng này mạnh lên mà còn tạo thành một ngân hàng lớn hơn nhiều và rủi ro theo đó cũng tăng lên.

Điển hình như trường hợp hợp nhất ba ngân hàng nhỏ và yếu kém đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu. Trước hợp nhất, ba ngân hàng này đều có vấn đề về thanh khoản. Sau hợp nhất, thanh khoản có vẻ được đảm bảo khi ngân hàng hợp nhất trả hết các khoản nợ đang quá hạn. Thoạt nhìn, đây là thành công ngoài mong đợi nhưng phân tích kỹ thực trạng, thì tiền trả nợ từ ngân hàng hợp nhất không phải từ lợi nhuận hay vốn tự có của ngân hàng mà là từ nguồn vốn huy động.

Nợ xấu thực sự được xử lý rất thấp. Con số chỉ 27% nợ xấu được xử lý bằng nguồn lực thị trường và 28% xử lý bằng dự phòng sau năm năm là minh chứng rõ ràng nhất.

Báo cáo tài chính của ngân hàng này cho thấy, mặc dù nó vẫn có lợi nhuận nhưng đây chỉ là lợi nhuận ảo do hành động cơ cấu nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ tốt (nhưng về bản chất là xấu) và cơ cấu khoản phải trả. Thực tế là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng âm trầm trọng. Ngân hàng này có tiền để trả nợ là do sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động huy động vốn. Nói cách khác, ngân hàng đang dùng vốn huy động của người sau để trả nợ cho người gửi tiền trước và cả các TCTD hay thậm chí là NHNN.

Đây là hình thức tài chính Ponzi đầy rủi ro và chỉ chực chờ đổ vỡ nếu ngân hàng không may mắn như họ nghĩ khi các con nợ chính - vốn là công ty sân sau của ngân hàng này - tiếp tục làm ăn không hiệu quả và một ngày nào đó ngân hàng không còn tăng huy động được nữa. Lúc đó rủi ro do ngân hàng tạo ra không còn ở quy mô ba ngân hàng nhỏ trước đây mà có thể gấp nhiều lần.

Như vậy, các biện pháp hợp nhất, mua lại tựu trung ở một mục đích duy nhất là tránh các TCTD này khỏi bị sụp đổ trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, với cách làm như hiện nay, thì chúng ta vẫn phải giải quyết những khoản lỗ, nợ xấu, vấn đề thanh khoản (đặc biệt là sự bền vững và lành mạnh về dòng tiền được tạo ra trong quá trình kinh doanh hoặc chí ít là từ vốn tự có) của các TCTD này để lại. Cách giải quyết “ngắn hạn” này có thể làm nảy sinh những TCTD có rủi ro cao hơn với quy mô lớn hơn ban đầu nhiều lần do đã cộng gộp những TCTD nhỏ, yếu kém với nhau thành một TCTD lớn hơn nhiều và cũng yếu hơn nhiều.

Về việc xử lý nợ xấu, quá trình xử lý nợ xấu trải qua hai giai đoạn. Ban đầu NHNN cho phép các ngân hàng che giấu nợ xấu qua Quyết định 780: các ngân hàng được phép cơ cấu nợ mà không làm thay đổi nhóm nợ. Sau đó, các ngân hàng không được tiếp tục che giấu nợ xấu trong báo cáo tài chính nữa mà phải bán các khoản nợ này cho VAMC để làm đẹp về mặt sổ sách. Trong cả quá trình này, nợ xấu thực sự được xử lý rất thấp. Con số chỉ 27% nợ xấu được xử lý bằng nguồn lực thị trường và 28% xử lý bằng dự phòng sau năm năm là minh chứng rõ ràng nhất (xem thêm bàiCó lợi nhuận, ngân hàng vẫn khó trên TBKTSG số ra ngày 26-11-2015). Cách thức xử lý nợ xấu như vậy chỉ làm nợ xấu trở nên thiếu minh bạch và khó xử lý hơn.

Về việc tăng vốn tự có, việc này nhằm gia tăng sức mạnh tài chính của các ngân hàng nhưng thực tế, ở một số ngân hàng, nguồn vốn để tăng vốn tự có này lại đến từ việc vay mượn của cổ đông ngân hàng (thông qua các công ty liên quan) từ chính vốn huy động của ngân hàng. Điều này làm cho việc tăng vốn không những không làm gia tăng sức mạnh của ngân hàng mà còn làm tăng rủi ro cho chính ngân hàng này.

Theo TBKTSG