Chưa bao giờ Mỹ-NATO áp sát Nga đến vậy

"Nga đang trong tình trạng chưa từng có trong lịch sử, chưa bao giờ đối thủ của Nga hiện diện ở khoảng cách gần như vậy", chuyên gia Zamora nhận xét. Giáo sư Augusto Zamora, cựu đại sứ Nicaragua tại Tây Ban Nha cho rằng Mỹ sử dụng NATO như một đòn bẩy để gây áp lực lên Nga.
Lực lượng NATO ngày càng áp sát biên giới nước Nga
Lực lượng NATO ngày càng áp sát biên giới nước Nga

NATO tiến ngày một gần hơn về phía biên giới Nga, vi phạm những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã đưa ra với Kremlin: không mở rộng về phía đông. Hơn nữa, họ cáo buộc Matxcơva không đủ "minh bạch" trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực Kaliningrad.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thậm chí yêu cầu Nga làm rõ liệu trong khu vực có bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Iskander, mà yêu cầu đó theo ông Augusto Zamora, Giáo sư ngành Luật Quốc tế và Quan hệ Quốc tế tại Đại học tự trị của Madrid, "chỉ đơn giản là vô lý".

tên lửa di động Iskander
Tên lửa Iskander của Nga

Họ đưa ra yêu cầu này trong khi "Nga đã không tiến về phía lãnh thổ NATO dù chỉ là một mét", còn Liên minh Bắc Đại Tây Dương "tiếp tục điều động binh sĩ cùng nhiều vũ khí" tiến sát gần biên giới Nga, chuyên gia Zamora nhận xét.

"Nga đang trong tình trạng chưa từng có trong lịch sử, chưa bao giờ đối thủ của Nga hiện diện ở khoảng cách gần như vậy", ông Zamora nhận xét. Giáo sư Augusto Zamora, cựu đại sứ Nicaragua tại Tây Ban Nha nói rằng, "Mỹ sử dụng NATO như một đòn bẩy để gây áp lực lên Nga".

Trong bối cảnh này, ông chú ý theo dõi những hành vi của EU. Theo lời ông, lãnh đạo EU không làm gì cả để giảm căng thẳng với Nga. Ông Zamora gọi Liên minh Châu Âu là một nước cộng hòa chuối của Mỹ. Theo ông, EU đang theo đuổi "chính sách được phối hợp chặt chẽ với Washington". Ông nhấn mạnh, EU "hoàn toàn phụ thuộc" vào Hoa Kỳ. Mỹ đã áp đặt "chính sách ngoại giao và quốc phòng" cho EU trong năm 1999 khi Nam Tư bắt đầu tan vỡ.

"Tôi coi sự kiện đó là một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu chống lại dự án "châu Âu tự chủ", ông Augusto Zamora cho biết và nói thêm rằng, sự khác biệt duy nhất giữa EU và "nước cộng hòa chuối vùng biển Caribe" nửa đầu thế kỷ 20 là thực tế rằng EU là "một nước cộng hòa chuối giàu có và phát triển".

"Châu Âu không có quyền tự chủ, họ đã từ chối quyền này. Chính sách thống nhất châu Âu đang trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu", ông Zamora nói.

"Một trong những nội dung trong chính sách thống nhất châu Âu là việc tạo ra liên minh nội bộ châu Âu bao gồm Nga và thành lập quân đội châu Âu thống nhất. Nhưng điều này đến lượt nó có nghĩa là giảm thiểu vai trò của NATO, liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ mất dần giá trị của mình. Thêm vào đó, quyền tự chủ của EU có nghĩa là thực thi chính sách độc lập khỏi Mỹ", chuyên gia nhận xét.

Ngoài ra, không nên quên về ý định tạo ra liên minh chiến lược với Nga và thành lập một khu vực khổng lồ để hợp tác hòa bình trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật.

Về mặt này xin nhắc lại tư tưởng của tướng Charles de Gaulle, ước mơ của ông về một châu Âu thống nhất "từ Đại Tây Dương đến dãy Urals", sau đó biến thành khái niệm xây dựng một Eurasia thống nhất "từ Lisbon đến Vladivostok".

Tuy nhiên, theo ông Zamora, chính sách của Liên minh Bắc Đại Tây Dương hiện đang chiếm ưu thế. Chẳng hạn, chính sách đối đầu với Nga và Trung Quốc đang được thực hiện trong khuôn khổ chính sách này, giáo sư Zamora kết luận.

Theo SP