Chủ tịch HĐND Hà Nội: Vì sao bỏ lọt công trình vi phạm “to như con voi“?

VietTimes -- Sáng 25/3, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về trật tự xây dựng. Nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố đã được các đại biểu bàn tới.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Mương Phan Kế Bính - Trách nhiệm thuộc về ai?

Tại phiên làm việc, đại biểu Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ sai phạm trên mương Phan Kế Bính mặc dù đã có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.

Phiên họp chất vẫn diễn ra vào sáng 25/3.
Phiên họp chất vẫn diễn ra vào sáng 25/3.

Trả lời nội dung này, Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng quận Ba Đình - ông Đinh Quang Thắng - cho biết, tuyến mương Phan Kế Bính được hình thành từ năm 2007, đến năm 2010 bắt đầu triển khai thi công. Đây là công trình được xã hội hóa.

Đến tháng 6/2018, quận Ba Đình đã chỉ đạo thanh tra xây dựng xử lý và đến tháng 7/2018 đã xử lý xong. Tuy nhiên, hiện nay còn 02 xây dựng sai phép tại đây. Thứ nhất, là công trình showroom được cấp phép bởi sở xây dựng, tiếp nữa là công trình phụ trợ cũng được cấp phép tạm. Các công trình này về hình thức sai phạm chủ yếu từ năm 2011, cơi nới thêm mái tôn trên phần nóc, không có sai phạm lớn. Cả 02 công trình này sẽ được các đơn vị xử lý trong giai đoạn giải phóng mặt bằng trong thời gian tới.

Về vấn đề này ông Nguyễn Hoài Nam tiếp tục chất vấn: “Đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, tại sao lại cấp phép xây dựng ở đây?".

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, công trình mương Phan Kế Bính thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP là cứng hóa kênh mương, trên đó chỉ được phép giao thông tĩnh phục vụ chống ùn tắc giao thông. Tại sao lại phải chờ đến khi giải phóng mặt bằng đường mương Phan Kế Bính mới xử lý. Đã là công trình xây dựng sai phép, hoặc sai mục đích thì phải xử lý công bằng là phải phá dỡ, trả lại nguyên trạng. “Mai mốt với các công trình của nhà dân chúng ta cũng nói như thế làm sao được. như vậy không công bằng. Xin Giám đốc Sở Xây dựng làm rõ?”, đại biểu Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh.

Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục thừa nhận, những thông tin đại biểu Nguyễn Hoài Nam nêu hoàn toàn chính xác.

Về trách nhiệm, Giám đốc Sở Xây dựng nói rõ thêm, “cái nay triển khai cách đây nhiều năm, bản thân tôi khi đó là ở bên Giao thông công chính, tôi biết rằng đây là công trình xã hội hóa, mà đây là công trình duy nhất  xây dựng trên cống. Thành phố nhanh chóng rút kinh nghiệm để không còn xảy ra vi phạm công trình này nữa. Báo cáo cũng sắp hết kỳ của hợp đồng này ta cứ thu hồi”.

Giám đốc Sở Xây dựng HN, Lê Văn Dục trả lời tại phiên chất vấn.
Giám đốc Sở Xây dựng HN, Lê Văn Dục trả lời tại phiên chất vấn.

Bỏ lọt công trình "to như con voi"

Được chất vấn về vấn đề thanh tra công vụ trong quản lý trật tự xây dựng, Giám đốc Sở Nội vụ, Trần Huy Sáng cho biết, nhiều năm qua TP Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra công vụ gồm nhiều thành phần như: Sở Nộ vụ, Thanh tra TP, sở xây dựng, tư pháp, các ngành liên quan. Trong đó, chức năng kiểm tra, thanh tra công vụ là thanh tra đột xuất không những lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng mà tất cả các lĩnh vực nhằm đảm bảo kỷ cương. Đặc biệt công trình, vụ việc dư luận xã hộ quan tâm.

Ông Trần Huy Sáng cho biết, trong năm 2018 đoàn kiểm tra công vụ đã kiểm tra 45 vụ việc liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP theo các văn bản chỉ đạo của UBND TP, và dự luận xã hội.

Qua đó, đã phát hiện và xử lý trách nhiệm nhiều vi phạm. Trong đó, riêng năm 2018 Sở Xây dựng đã xử lý kỷ luật theo thẩm quyền 28 trường hợp công chức thanh tra xây dựng; UBND các quận, huyện cũng đã xử lý theo thẩm quyền 41 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có 31 cán bộ là Chủ tịch và Phó Chủ tịch (20 Chủ tịch, 11 Phó Chủ tịch). Trong số 20 Chủ tịch thì có 1 cách chức, 6 cảnh cáo và 13 khiển trách. Trong 11 Phó Chủ tịch cách chức 01, cảnh cáo 02 và khiển trách 8. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn tại trong vi phạm quản lý trật tự xây dựng.

Nói về trách nhiệm quản lý, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, “từ khi Thành phố thí điểm theo quyết định 100 cho đến nay tất cả các văn bản đều quy định trách nhiệm đầu tiên trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị là thuộc về Thanh tra Sở xây dựng; các đội quản lý xây dựng các quận, huyện; các ủy ban nhân dẫn phường, xã, thị trấn”.

Về giải quyết công trình vi phạm sau nhiều năm Giám đốc Xây dựng, Lê Văn Dục cho biết, đến năm 2018 vẫn tồn đọng nhiều công trình vi phạm (80 công trình), UBND TP đã có chỉ đạo cơ bản đã đầy đủ chế tài để thực hiện. Tuy nhiên, có 07 quận, huyện không nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND TP để nhiều tồn đọng gồm: quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hoài Đức, và Thạch Thất, Thanh Xuân.

Trong số, 80 công trình vi phạm có 18 công trình, phát triển khu đô thị còn lại là người dân. Còn lại Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “Tất cả các công trình phát sinh mới phải crông cho chặt, trách nhiệm rõ ràng, cứ trách nhiệm của đồng chí nào thì đồng chí đó phải chịu trách nhiệm”.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, 80 công trình vi phạm cũ của 7 quận, huyện đến nay không nhúc nhích một chút nào. Nguyên nhân là do Chủ tịch một số quận, huyện, xã phường buông lỏng quản lý, làm chưa nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu.

Đối với Thanh tra Xây dựng, “cho dù mấy năm nay đã có 03 lần chuyển đổi mô hình nhưng các đồng chí làm chưa hết trách nhiệm, 07 nhiệm vụ của Thanh tra Xây dựng được quy định các đồng chí hãy làm hết cả 07 nhiệm vụ thì tôi nghĩ không có công trình nào phát sinh cả. Có đồng chí nói là công trình xây dựng của dân đẩy 01 xe cát vào các đồng chí thanh tra xây dựng đã biết nhưng tại sao có những công trình xây to như con voi mà không biết. Rõ ràng là chúng ta làm chưa hết trách nhiệm, chúng ta chỉ lập biên bản, báo cáo mà chúng ta không xử lý” - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh./.