Chọc giận Nga: Mỹ-NATO "tự đeo gông" vào cổ

VietTimes -- Có thể người Mỹ có ý định giúp Ukraine bằng cách kết hợp việc gửi vũ khí sát thương cho nước này nhưng đồng thời thừa nhận sai lầm của NATO khi vào năm 2008 đã tuyên bố sẽ kết nạp hai nước Ukraine và Gruzia. Nó cũng trở thành một cái gông chiến lược nặng nề đang treo trên cổ liên minh.
Chính phủ của tổng thống Donald Trump đã quyết định cho phép bán vũ khí sát thương cho Ukraine bao gồm cả súng bắn tỉa. Có nhiều tổn thất đáng kể khi vũ trang cho Ukraine theo cách này, đặc biệt là sự rạn nứt trong khối NATO và khiêu khích Nga leo thang chiến tranh.
Để giảm đi những hậu quả rủi ro của việc thay đổi chính sách, Mỹ cần phải lãnh đạo NATO công nhận sai lầm khi đã tuyên bố năm 2008 là Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên trong liên minh NATO. Buộc 2 chính sách này lại với nhau sẽ loại bỏ rủi ro gắn với việc bán vũ khí cho Ukraine trong khi củng cố được vị trí của phương Tây đối với Nga. 
Những rủi ro có thể xảy ra do Nga đã chống lại chính sách của NATO mở rộng sang phía Đông trong một thời gian dài. Nhiều người đã đổ lỗi cho chính sách này đã khiến Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008 và Ukraine vào 2014. Việc các nước thuộc khối Vác-sa-va và những nước vùng Baltic cùng các thành viên Liên Xô cũ tham gia NATO là mối đe dọa "buồn cười" với Moscow.
Một mặt, những nhà lãnh đạo Nga luôn coi lãnh thổ đồng nghĩa với an ninh nên chính sách của NATO khiến Nga không thể tán thành những đường biên giới tự nhiên. Những vùng lãnh thổ Nga bị mất do khối Vác-sa-va và Liên Xô tan vỡ là mối lo khiến Kremlin phải đẩy cao chủ nghĩa dân tộc và khuyến khích các nước trung thành. 
Chọc giận Nga: Mỹ-NATO "tự đeo gông" vào cổ ảnh 1Tại Hội nghị Bucharest 2008, NATO tuyên bố kết nạp Gruzia và Ukraine làm thành viên.

Mặt khác, kể từ năm 1990 tới nay NATO đã giải trừ quân bị qua các hiệp ước song phương hay đa phương, cắt giảm quân số trong toàn bộ các đồng minh chuyển sang một lực lượng quân viễn chinh nhẹ nhưng tinh nhuệ. Ví dụ, qua Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu, về cơ bản phương Tây đã loại bỏ nguy cơ xảy ra bất cứ một cuộc chiến nào trong lòng Châu Âu.

Cùng lúc đó, những quyết định đơn phương của các đồng minh có năng lực nhất trong NATO đặc biệt là Mỹ cắt giảm các cấu trúc quân sự tại Châu Âu để giảm chi phí. Khả năng và sức mạnh của toàn bộ liên minh NATO đã giảm đi nhiều trong 25 năm qua. Vì vậy gọi NATO là mối đe dọa với Nga là một điều nực cười.

Tuy nhiên, khi NATO tuyên bố tại Hội nghị Bucharest vào tháng 4.2008 rằng Gruzia và Ukraine "sẽ trở thành thành viên của NATO" dù hai nước này chưa sẵn sàng, đã đi quá giới hạn chịu đựng của Moscow. Viễn cảnh biến mất nốt những nước thuộc vùng đệm để chống lại phương Tây là rủi ro lớn đối với Nga cả về những lý do mặt quốc tế lẫn trong nước. Kremlin ưu tiên cho những ảnh hưởng của họ với trong khu vực Đông Âu và đòi hỏi cấp bách của chính trị trong nội bộ nước Nga phải giữ được mối ưu tiên này - cần can thiệp vào cam kết của phương Tây với các nước về quyền tự quyết và chủ quyền tối cao của họ.

Chọc giận Nga: Mỹ-NATO "tự đeo gông" vào cổ ảnh 2Ukraine sẽ đe dọa tới an ninh của Nga nếu gia nhập NATO. (Trong bản đồ: NATO là những nước có màu xanh và đen)

Kremlin biết rõ về sự hấp tấp và miễn cưỡng của NATO khi cam kết kết nạp hai nước Ukraine và Gruzia vốn có những vùng lãnh thổ gây tranh cãi với các nước láng giềng nên đã mạnh mẽ tạo nên những cuộc xung đột đóng băng ở hai nước này. Nga đã đổ quân lấy lại các vùng Nam Ossetia và Abkhazia, sáp nhập Crimea và đóng quân tại Donbass. Đây là một kết quả hoàn toàn logic. Bằng cách duy trì những cuộc xung đột đóng băng ở các vùng lãnh thổ của Gruzia và Ukraine, Nga thực tế đã đặt dấu chấm hết cho những cố gắng gia nhập NATO của Tbilisi và Kiev.

Hiện tại, phương Tây cần nhận sai lầm và kết thúc việc chắc chắn để Gruzia và Ukraine gia nhập NATO, trong khi vẫn thừa nhận cánh cửa NATO đang để ngỏ. Bằng việc tuyên bố các nước này hay bất cứ nước nào trở thành thành viên của liên minh, NATO đã thúc đẩy Moscow phải hành động. Thừa nhận tuyên bố năm 2008 là hấp tấp và vội vã sẽ không làm Nga rút quân khỏi Gruzia và Ukraine nhưng sẽ đạt được nhiều mục tiêu quan trọng khác.

Chọc giận Nga: Mỹ-NATO "tự đeo gông" vào cổ ảnh 3Mỹ tuyên bố sẽ "tăng khả năng quốc phòng cho Ukraine".

Đầu tiên, tuyên bố kết nạp Gruzia và Ukraine có kết quả ngược lại. Tuyên bố Bucharest đã làm đảo ngược tiến trình này. Tiến trình kết nạp của NATO cần các thành viên tương lai phải tái cơ cấu lại quân đội và chính trị theo Chương trình hành động thành viên. Lời hứa kết nạp thành viên với Gruzia và Ukraine đã làm hại hai nước này. Tiếp theo, nó phá hoại quyền tự quyết - một trong những giá trị cơ bản của phương Tây bằng việc kéo những nước chưa có sự thống nhất về mặt chính trị vào NATO.

Thứ hai, sự thú nhận sai lầm của NATO sẽ khiến Kremlin không thể chỉ trích liên minh đã cố tình lôi kéo Gruzia và Ukraine với mục đích bao vây Nga bằng những chính sách ngăn chặn.

Cuối cùng, tuyên bố lời hứa năm 2008 là một sai lầm sẽ loại bỏ khó khăn chính trong quan hệ giữa Nga và liên minh NATO. Các lãnh đạo của Moscow có thể sẽ chỉ hài lòng khi NATO tuyên bố Đông Âu chịu ảnh hưởng của Nga hay ít nhất các nước trong khu vực này là những nước trung lập. Công nhận sai lầm của NATO sẽ không thể đi xa tới mức đó nhưng chắc chắn sẽ loại bỏ những căng thẳng xung quanh vấn đề.

Chọc giận Nga: Mỹ-NATO "tự đeo gông" vào cổ ảnh 4Donbass tại Ukraine đang ở trạng thái "xung đột đóng băng".

Làm hài lòng những đòi hỏi của Nga cũng chưa phải là bước đi chính của NATO và liên minh dù thừa nhận sai lầm nhưng không được chấp nhận sự chà đạp lên quyền tự quyết của Châu Âu. Kết hợp việc thừa nhận sai lầm năm 2008, đồng thời tăng viện trợ và giúp đỡ về mặt quân sự sẽ biểu thị NATO không có ý định loại bỏ ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Trợ giúp về quân sự của Mỹ khi đó sẽ là dấu hiệu không thể lầm lẫn là phương Tây chỉ có ý định giúp người Ukraine tự chọn con đường cho họ.

Một điều lợi nữa khi làm theo cách trên là sẽ báo hiệu cho Kiev và Tbilisi biết có thể phương Tây từ chối họ làm thành viên NATO nhưng không bỏ rơi họ. Thay vào đó, chính sách này rõ ràng hữu hiệu đóng góp để họ tiếp tục chủ quyền và độc lập thay vì lời hứa công nhận là thành viên không có bảo đảm theo điều khoản số 5 của NATO.

Hơn nữa, việc công nhận sai lầm năm 2008 sẽ giúp giảm đi rạn nứt trong liên minh do sự trợ giúp quân sự của Mỹ với Ukraine. Sự đồng thuận trong liên minh về quan điểm cáo buộc Nga đang ngầm tung quân chia cắt Ukraine còn đang gây tranh cãi và bất cứ nỗ lực đơn phương nào của Mỹ để cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev sẽ thách thức sự đồng lòng của NATO.

Mặc dù, Thủ tướng Đức Angela Merkel rất cởi mở với ý định cung cấp vũ khí sát thương để giúp Ukraine, những đối tác của bà trong liên minh xã hội dân chủ lại không muốn điều đó. Rất nhiều người ở Đức và Châu Âu tiếp tục nhìn nhận Nga là một phần an ninh của Châu Âu rất muốn có sự cân bằng với việc trợ giúp vũ khí sát thương cho Ukraine nhưng loại bỏ tuyên bố kết nạp Ukraine của NATO.

Chọc giận Nga: Mỹ-NATO "tự đeo gông" vào cổ ảnh 5Năm 1990, Nga nhận lời hứa của Mỹ và phương Tây sẽ không mở rộng NATO về phía Đông.

Tuyên bố năm 2008 rằng Gruzia và Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO đã vô tình bôi đen vào cả hai nước còn hơn những gì Kremlin lo ngại. Nó cũng trở thành một cái gông chiến lược nặng nề đang treo trên cổ liên minh. Bằng cách cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine đồng thời tuyên bố NATO sẽ không kéo Ukraine vào liên minh trước khi những bên ly khai bị tiêu diệt , phương Tây có thể giúp Ukraine quay lại ít nhất về tình trạng sau khi xảy ra Cách mạng Cam. Cách này có thể loại bỏ mối ràng buộc với Nga, có khả năng tự quyết định vận mệnh và có quan hệ gần gũi với phương Tây nhưng sẽ không có "vé" vào NATO.

Công nhận tuyên bố Bucharest là hấp tấp, vội vàng trong khi trợ giúp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ tạo nên tình hữu nghị ngay lập tức giữa người Nga và phương Tây. Tuy nhiên, liên kết 2 chính sách này là một lựa chọn khôn ngoan để dễ dàng gửi vũ khí tới Ukraine trong khi vẫn đảm bảo cánh cửa NATO vẫn để ngỏ.