"Chim ăn thịt" F-22 Raptor phóng tên lửa giá 400.000 USD chỉ để tiêu diệt một khí cầu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Vào ngày 4/2 vừa qua, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 Raptor đã được nhận lệnh tiêu diệt mục tiêu trên không đầu tiên.
Đây là lần phóng tên lửa đầu tiên, và có lẽ cũng là cuối cùng, của F-22 (Ảnh: MW)
Đây là lần phóng tên lửa đầu tiên, và có lẽ cũng là cuối cùng, của F-22 (Ảnh: MW)

Theo chỉ thị này, một chiếc F-22 của Không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Langley ở bang Virginia để bắn hạ một khí cầu nghiên cứu khí tượng của Trung Quốc trên vùng biển Đại Tây Dương.

Khí cầu này ban đầu được một số hãng truyền thông của phương Tây mô tả rằng có khả năng là thiết bị thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên, luận điểm này sau đó bị nhiều chuyên gia nghi vấn, bởi phương pháp do thám này về cơ bản là quá lỗi thời và đáng ngờ.

Tờ nhật báo China Daily của Trung Quốc đã phản ứng trước những cáo buộc này: “Bằng cách do thám nước Mỹ bằng một khí cầu, một quốc gia coi như đã trượt dài về công nghệ của những năm 1940 và cũng đủ tiến bộ để điều khiển nó bay qua biển. Những người đưa ra lời nói dối này chỉ đang phơi bày sự không hiểu biết của họ.”

Khí cầu này được cho là đã đi vào không phận của Mỹ, sau khi bị gió mạnh làm thay đổi hướng bay, trong khi một khí cầu tương tự cũng mất hướng và xuất hiện gần Nam Mỹ. Sự việc này rất đáng chú ý, bởi các yếu tố như độ cao của khí cầu, kích thước nhỏ của nó và thiếu tín hiệu radar khiến nó rất khó bị bắn hạ. Cách hiệu quả nhất là sử dụng tên lửa tầm nhiệt bắn vào bề mặt bị ánh mặt trời chiếu vào của khí cầu.

Tên lửa đất-đối-không AIM-9X Sidewinder, một biến thể hiện đại của AIM-9 (được phát triển từ năm 1953), là vũ khí tầm ngắn chính của F-22, và đã được sử dụng trong vụ tấn công vừa qua. Tuy nhiên, giá của mỗi quả tên lửa AIM-9X, gần 400.000 USD, đã làm dấy lên sự chỉ trích của dư luận về nhiệm vụ này, sau khi có thông tin khí cầu của Trung Quốc có giá rất rẻ, chỉ bằng một phần cực nhỏ của tên lửa bắn hạ nó.

F-22 lần đầu tiên gia nhập Không quân Mỹ vào tháng 12/2005, nhưng đến năm 2011 đã ngừng sản xuất do rất nhiều vấn đề trong lúc vận hành. Chiến đấu cơ này bị coi là có tầm hoạt động hạn chế hơn trong khi cần bảo dưỡng nhiều hơn so với mẫu tiền nhiệm F-15, ngoài ra còn có vấn đề về máy tính, hiệu ứng độc hại đối với phổi của phi công và chi phí vận hành quá đắt đỏ.

Kết quả là Không quân Mỹ đã bắt đầu cho F-22 nghỉ hưu. Điều này lần đầu được công bố trong tháng 5/2021, khi Tư lệnh Không quân Mỹ Charles Browwn Jr. tuyên bố rằng mẫu chiến đấu cơ này sẽ không phải một phần trong phi đội tương lai của họ.

F-22 Raptor có tầm không-đối-đất hạn chế, làm giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ của nó một cách nghiêm trọng sau khi được triển khai, không giống như các mẫu mới hơn là F-15EX và F-35. Nhiệm vụ bắn hạ khí cầu lần này rất có thể là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là cuối cùng mà F-22 sử dụng tên lửa, trước khi được giảm số lượng trong năm nay.

F-22 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 đầu tiên trên thế giới, được thiết kế đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ không chiến. Nó bắt đầu được phát triển vào cuối những năm 1970 nhằm đáp lại chương trình chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 Su-27 Flanker của Liên Xô. Một mẫu thay thế cho F-22 hiện đang được phát triển.

Theo Military Watch