Câu “thần chú” CMCN 4.0 và bài học nhãn tiền cho Việt Nam

VietTimes -- Một nền kinh tế phát triển ở trình độ 4.0 không thể là nền kinh tế thụ động, trong đó không có sự sáng tạo dựa trên nền tảng tri thức mà chỉ là sự vay mượn và nhập khẩu công việc trên nền tảng tri thức của người khác.
Hình minh họa (nguồn .thailand-business-news.com)
Hình minh họa (nguồn .thailand-business-news.com)

LTS: Báo The Nation (Thái Lan) ngày 31/8 có đăng bài của Michael Shafer (*) phân tích sâu về chương trình Thái Lan 4.0. Ông đưa ra nhận định, Thái Lan 4.0 sẽ không thể đứng vào hàng ngũ các nước, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc hay Đài Loan… và chỉ ra nguyên nhân cơ bản là do thiếu nguồn lực con người. Nhận thấy đây không chỉ là vấn đề của Thái Lan mà còn là của các nước có trình độ phát triển tương đương, trong đó có Việt Nam, VietTimes xin giới thiệu bài viết trên. Tiêu đề chính và các tiêu đề phụ là do VietTimes đặt.

Không thể đọc thần chú là có cách mạng 4.0

Mọi người nhắc đi nhắc lại câu thần chú "kinh tế 4.0" cứ như thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần là có thể huy động sức mạnh đưa Thái Lan từ trạng thái dậm chân tại chỗ của quốc gia thu nhập trung bình bước vào thời kỳ năng động phát triển. Các cơ quan Bộ đưa ra gợi ý, quy chế được soạn thảo, các chính sách được ban hành, các quỹ được phát hiện. Để dẫn đến kết quả gì?

Có hai câu hỏi rắc rối sau đây

- Kinh tế 4.0 là gì?

-  4.0 trong sự phân chia lao động toàn cầu hiện đại là gì?

Câu trả lời cho thấy Thái Lan đánh giá thấp thách thức mà nước này phải đối mặt. Trên thực tế, vấn đề thách thức hiện nay là, liệu Thái Lan có thể gia tăng cơ sở nguồn lực con người của mình đủ nhanh để duy trì vị thế quốc gia thu nhập trung bình hay không.

Nội dung thảo luận về 4.0 là về điều gì? Điều đầu tiên và trước hết, đó là vấn đề phần cứng và xây dựng mạng để kết nối phần cứng. Thứ hai, đó là về sự phổ cập kiến thức cơ bản về máy tính. Tức là đào tạo giáo viên, hướng dẫn viên dạy học sinh kiến thức và cách sử dụng máy tính. Về nguyên tắc, thời điểm đó (bước vào 4.0) chỉ được tính khi Thái Lan có thể đào tạo 100 % công nhân lành nghề so với nhu cầu, thay vì chỉ có 50 % như  hiện tại.

Khi các thông báo tuyển dụng mới liên quan đến phần cứng, hệ thống mạng và khả năng sử dụng máy tính trở nên phổ biến, khi ấy các công ty Thái Lan mới có thể tham gia vào thời đại máy tính.

Nhưng liệu có phải đó là lúc nền kinh tế 4.0 sẽ được hiểu là "phát triển"?

Không. Vì đó chỉ mới là một nền kinh tế được hỗ trợ bởi máy tính.

Vậy tại sao đó không phải là nền kinh tế phát triển thực sự?

Bởi vì nó vẫn chỉ là nền kinh tế thụ động. Đó là sự vay mượn và nhập khẩu công việc trên nền tảng tri thức của người khác.

Câu “thần chú” CMCN 4.0 và bài học nhãn tiền cho Việt Nam ảnh 1

Hãy xét theo cách sau đây: Nếu bạn bật máy tính, mở Word, và viết một bài thơ nguyên gốc, vậy là bạn đã tạo ra một cái gì đó. Chỉ cần biết làm thế nào để bật máy tính và mở Word, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có khả năng sử dụng máy tính cao hơn trình độ cơ bản. Không có nghĩa là bạn có thể vận hành một máy cắt điều khiển bằng kỹ thuật số, hay bạn có thể viết mã, thiết kế các con chip mới hoặc tạo ra bất kỳ tài sản trí tuệ nào khác.

"Thế thì sao?" Bạn hỏi.

Ở đây chúng ta đã bước sang câu hỏi thứ hai: 4.0 trong sự phân công lao động toàn cầu hiện đại là gì?

Nấc thang phân công lao động toàn cầu

"Phân công lao động toàn cầu" là mối quan hệ giữa các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy tưởng tượng một bậc thang với một vài nước phát triển nằm trên nấc cao nhất và càng xuống các nấc thấp hơn càng có nhiều quốc gia kém phát triển hơn.

Ở phía trên là nơi thực hiện các công việc dựa trên nền tảng kiến thức và sáng tạo ra các công nghệ mới. Những quốc gia sáng tạo ra những sản phẩm mới nhất và tốt nhất, họ bán được nhiều nhất và mọi người trở nên giàu có.

Ở dưới đáy, cũng chính là bậc thang thấp nhất luôn diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa vô số các quốc gia không có gì để bán ngoài sự nghèo đói của người dân. Các nước này cạnh tranh nhau sản xuất các sản phẩm hàm lượng trí tuệ thấp nhất, có giá trị thấp nhất với mức giá thấp nhất.
Nấc phía dưới tiếp theo là dành cho các nước có thu nhập trung bình, sản xuất hàng hoá cao cấp cho những người tiêu dùng hàng đầu. Các quốc gia này phải có khả năng sử dụng công nghệ phù hợp để làm ra những sản phẩm nói trên, nhưng từ công nghệ để sản xuất cho đến bản thân các sản phẩm, đều xuất phát từ nấc bên trên. Những người lao động đều có kỹ năng nhưng không phải là người sáng tạo, họ kiếm được khá nhiều tiền, nhưng ít hơn so những người ở nấc trên.

Ở cấp độ thứ ba là những nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp cơ bản - thép chẳng hạn. Công việc chủ yếu là việc làm đơn thuần; công nhân thu nhập ít hơn so với những đồng nghiệp ở các quốc gia thu nhập trung bình.

Ở dưới đáy, cũng chính là bậc thang thấp nhất luôn diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa vô số các quốc gia không có gì để bán ngoài sự nghèo đói của người dân. Các nước này cạnh tranh nhau sản xuất các sản phẩm hàm lượng trí tuệ thấp nhất, có giá trị thấp nhất với mức giá thấp nhất.

Vậy điều này có liên quan gì đến 4.0?

Có chứ. Tất cả đều liên quan.

Sự phân chia lao động toàn cầu không hề tĩnh lặng. Nó rất năng động và sự cạnh tranh là rất gay gắt. Việc thúc đẩy sự phân chia lao động là một thách thức lớn, như Hàn Quốc và Đài Loan từng trải qua và Thái Lan có vẻ cũng sẽ phải trải qua. Đó cũng là một thử thách dù chỉ để giữ vị trí của quốc gia trên nấc thang mà thôi.

Đây là nơi mà 4.0 trở thành vấn đề đối với Thái Lan. 4.0 là sự đầu tư của Thái Lan để duy trì vị thế quốc gia thu nhập trung bình.

Tại sao?

Bởi vì trong khi Thái Lan cần máy tính và mạng lưới, nguồn lực con người sẽ quyết định vị trí trong bảng xếp hạng của một quốc gia trong phân công lao động toàn cầu.

Nguồn lực con người  sẽ quyết định thành bại 4.0

Ấy thế mà, nguồn nhân lực lại là điểm yếu lớn nhất của Thái Lan. Luôn bị tụt hậu trong bức tranh giáo dục toàn cầu và khu vực, Thái Lan có nguy cơ bị bỏ xa về năng lực kỹ thuật số của châu Á. Theo một nghiên cứu gần đây, so với 11 đối thủ trong khu vực, Thái Lan chỉ xếp thứ 10, dưới cả Malaysia và Indonesia về nguồn lực con người trong hiểu biết máy tính.

Vì thế, đây không còn là vấn đề "thoát khỏi vị thế quốc gia thu nhập trung bình dẫm chân tại chỗ". Mà là vẫn đề "duy trì vị trí xếp hạng trên nấc thang quốc gia thu nhập trung bình".

Câu “thần chú” CMCN 4.0 và bài học nhãn tiền cho Việt Nam ảnh 2

Điều gì làm cho việc đầu tư vào nguồn nhân lực công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo của CNTT trở nên có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì vị trí hiện tại và ưu thế của Thái Lan trong phân công lao động toàn cầu?

Theo một nghiên cứu gần đây, so với 11 đối thủ trong khu vực, Thái Lan chỉ xếp thứ 10, dưới cả Malaysia và Indonesia về nguồn lực con người trong hiểu biết máy tính.

Các tập đoàn đa quốc gia ở Thái Lan biết rằng trong những thập kỷ tiếp theo, họ sẽ cần một lực lượng lao động có trình độ CNTT ngày càng tinh vi. Đến nay, Thái Lan đã "giải quyết" được vấn đề không đào tạo đủ số lượng lao động có tay nghề bằng việc nhờ các công ty đa quốc gia đem lại một "Đại học Honda" và "Đại học General Dynamics" nâng cao tay nghề cho lao động mà thị trường Thái Lan cung cấp. Ngày nay, khi các nước Châu Á khác, có uy tín và ổn định chính trị, đầu tư vào việc thu hút các công ty đa quốc gia mới với những khoản đầu tư lớn vào vốn con người chất lượng cao, chẳng có lý gì các công ty đó lại tiếp tục đón nhận gánh nặng đào tạo lực lượng lao động ngày càng tụt lại sau so với nhu cầu.

Các công ty đa quốc gia mang lại các sản phẩm, công nghệ sản xuất và mạng lưới thị trường toàn cầu. Họ nhìn vào các nước chủ nhà xem có thể cung cấp những gì họ không thể làm - giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính và dịch vụ công và, quan trọng nhất là sự đầu tư cho nguồn lực con người có quy mô và chất lượng tương xứng với vốn của họ bỏ ra.

Các công ty như vậy là nền tảng cho vị thế quốc gia thu nhập trung bình của Thái Lan. Liệu sự thúc đẩy về công nghệ hiện nay có giữ chân họ tiếp tục đầu tư không? Chúng ta chỉ có thể hy vọng như vậy. Tuy nhiên, rõ ràng đây không chỉ là câu hỏi thực sự. Thử thách thực sự còn khó khăn hơn. Liệu Thái Lan có thể vượt qua được sự thất bại của bộ máy giáo dục quan liêu đúng lúc để bảo đảm cho nước này có thể bám chắc và leo lên nấc thang cao hơn trong việc phân chia lao động toàn cầu hay không?

Theo The Nation

(*) Michael Shafer - Giám đốc Quỹ Warm Heart (Trái tim nóng) có trụ sở ở A Phrao, Chiang Mai.