Cảnh báo: Tin tặc có thể đánh cắp tiền mã hoá thông qua ứng dụng Telegram

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tiền mã hoá đang ngày càng phát triển và dần trở thành những "miếng mồi ngon" cho các hacker.
Tin tặc có thể đánh cắp tiền mã hoá thông qua ứng dụng Telegram (Ảnh: Finbold)
Tin tặc có thể đánh cắp tiền mã hoá thông qua ứng dụng Telegram (Ảnh: Finbold)

Với khả năng đem đến lợi nhuận nhanh chóng, những đồng tiền mã hoá hiện đang trở thành những mục tiêu "săn lùng" của những hacker trên khắp thế giới.

Mới đây, các chuyên gia an ninh mạng đã phát hiện ra nhiều hacker đang tích cực sử dụng malware Echelon nhằm tận dụng chức năng tự động tải xuống của Telegram.

Cụ thể, phần mềm độc hại này là một loại mã kỹ thuật được lập trình có nhiều khả năng khác nhau để xâm phạm dữ liệu và quyền riêng tư của máy tính hoặc thiết bị di động của người dùng.

Bài đăng cảnh báo về một loại phần mềm độc hại mới có tên "Smokes Night: (Ảnh: Twitter)

Bài đăng cảnh báo về một loại phần mềm độc hại mới có tên "Smokes Night: (Ảnh: Twitter)

Phần mềm độc hại có thể được tự động tải xuống

Phầm mềm độc hại này gây ra rủi ro rất lớn cho người dùng Telegram thông qua tính năng tự động tải xuống được tích hợp sẵn trên ứng dụng. Sau khi nhận được tệp, phần mềm độc hại sẽ tự động được tải xuống thiết bị mà người dùng không hề hay biết.

Sau đó, Sau đó, nạn nhân không bắt buộc phải chạy hoặc tắt bất kỳ ứng dụng nào. virus chỉ đơn giản truy cập vào dấu vết hoạt động hoặc chụp ảnh màn hình máy tính.

Phần mềm độc hại này có tên gọi là "Smokes Night". Giới chuyên gia cảnh báo rằng các cá nhân nên đặc biệt cẩn trọng với loại malware này vì nó có khả năng đánh cắp thông tin về những ví tiền số phi tập trung. Người dùng nên tắt chức năng tự động tải xuống trên ứng dụng Telegram của mình.

Tình trạng đánh cắp tiền mã hoá đang gia tăng

Theo báo cáo của Atlas VPN, chỉ trong quý thứ 3 của năm 2021, đã có hơn 1 tỷ USD tiền mã hoá bị hacker ăn trộm trên thế giới. Tổng cộng, có 146 cuộc tấn công hack và lừa đảo được báo cáo trong 3 quý đầu năm 2021, cho thấy mức gia tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020 khi chỉ có 122 cuộc tấn công được báo cáo.

Đặc biệt, người Mỹ đã mất khoảng 3,5 triệu USD mỗi ngày chỉ tính từ Quý 1 đến Quý 3 năm 2021 vì liên quan đến những cuộc tấn công mạng trong bối cảnh lĩnh vực tiền mã hoá đang rất phát triển.

Theo Finbold