ThS. BS. Đồng Phú Khiêm:

Căng thẳng ép tim 120 lần/phút bằng tay để cứu sống bác gái bệnh nhân 17

VietTimes – Bác gái bệnh nhân 17 (bệnh nhân 20 mắc COVID-19) hồi phục và đi lại bình thường là một điều kỳ diệu đối với các y, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Để thông tin rõ hơn cho bạn đọc về quá trình cứu sống bệnh nhân đặc biệt này, PV VietTimes đã có cuộc trao đổi với ThS. BS. Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Bác sĩ chăm sóc cho bác gái bệnh nhân 17 mắc COVID-19 nặng. Ảnh: Minh Thúy
Bác sĩ chăm sóc cho bác gái bệnh nhân 17 mắc COVID-19 nặng. Ảnh: Minh Thúy

PV: Quá trình điều trị cho bệnh nhân 20 mắc COVID-19 nặng đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm: Bệnh nhân 20 mắc COVID-19 nặng rất đặc biệt khi tuổi cao, có bệnh huyết áp, tiền đình. Sau khi nhập viện và điều trị tại Khoa Cấp cứu khoảng 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện tổn thương phổi nặng tiến triển dần cần phải thở máy hỗ trợ và được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực.

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Minh Thúy
ThS. BS. Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Minh Thúy 

Virus SARS-CoV-2 khiến phổi của bệnh nhân bị tổn thương nặng, không chỉ làm giảm oxy hóa máu, mà còn có thể gây ra các biến chứng khác như tràn khí màng phổi. Ở bệnh nhân này cũng vậy, đêm ngày 18/3 (tức là sau thở máy khoảng hơn 3 ngày), bệnh nhân xuất hiện tràn khí, oxy hóa máu tụt rất nhanh và thở máy tối ưu không thể đảm bảo được tình trạng oxy máu cho bệnh nhân. Thời điểm đó, kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) là cách duy nhất để giữ mạng sống bệnh nhân.

Trao đổi với PV VietTimes, GS. TS. Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – chia sẻ: Mặc dù đã 3 lần ngừng tim nhưng bệnh nhân 20 mắc COVID-19 nặng vẫn vượt qua. Trong kíp trực hôm ấy, tất cả các bác sĩ đều thức trắng đêm để cứu bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân sống sót vượt qua cửa tử, tôi cũng như các bác sĩ cảm thấy vô cùng vui mừng và sung sướng.

Trao đổi với PV VietTimes, GS. TS. Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – chia sẻ: Mặc dù đã 3 lần ngừng tim nhưng bệnh nhân 20 mắc COVID-19 nặng vẫn vượt qua. Trong kíp trực hôm ấy, tất cả các bác sĩ đều thức trắng đêm để cứu bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân sống sót vượt qua cửa tử, tôi cũng như các bác sĩ cảm thấy vô cùng vui mừng và sung sướng.

Trước tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp của bệnh nhân, chúng tôi đã báo cáo Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, đồng thời, ê-kíp bác sĩ tốt nhất được huy động để giúp bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. May mắn, sau khi thực hiện ECMO, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã tạm thời ổn định. Mọi người phần nào cảm thấy nhẹ nhõm.

PV: Xin ông chia sẻ về thời điểm bệnh nhân 20 bị ngừng tuần hoàn?

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm: Khi bệnh nhân cai được ECMO chúng tôi rất mừng. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân loạn nhịp tim dẫn đến tình trạng ngừng tim.

Thời điểm xảy ra ngừng tuần hoàn lúc giữa đêm, khoảng gần 1h ngày 8/4 (sau 4 ngày cai ECMO). Đây là là một trong những trường hợp tối cấp cứu của y khoa. Bởi bị ngừng tuần hoàn mà cấp cứu muộn thì dù có cứu được, thì bệnh nhân sẽ phải chịu di chứng và tổn thương não rất nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải sống thực vật.

Các bác sĩ thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân 20. Ảnh: Minh Thúy
Các bác sĩ thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân 20. Ảnh: Minh Thúy 

Rất may nhờ được theo dõi liên tục, nên việc ngừng tuần hoàn đã được phát hiện và xử lý kịp thời nên bệnh nhân đã được cấp cứu thành công và quan trọng nhất là không có di chứng tổn thương não nặng nền, điều này được giới chuyên môn đánh giá rất cao.

Theo ThS. BS. Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, với những bệnh nhân mắc COVID-19 có diễn biến nặng thì tình trạng bệnh xấu đi rất nhanh. Khi bệnh nhân 20 bắt đầu hồi phục, chúng tôi hết sức vui mừng, bởi =tất cả đã nỗ lực hết sức để cứu sống bệnh nhân. BS. Cấp cho biết thêm: Về cơ bản, phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam so với các nước trên thế giới không khác nhau, nhưng cách thức triển khai thì khác nhau. Thành công lớn nhất trong việc chống dịch COVID-19 đến thời điểm hiện tại chính là công tác dự phòng. “Vì chúng ta dự phòng tốt nên số lượng bệnh nhân không nhiều, nằm trong khả năng đáp ứng của các bệnh viện. Bên cạnh đó nhờ sự ủng hộ của người dân nên dịch bệnh đã được không chế, không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.” – BS. Cấp nói.

Theo ThS. BS. Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, với những bệnh nhân mắc COVID-19 có diễn biến nặng thì tình trạng bệnh xấu đi rất nhanh. Khi bệnh nhân 20 bắt đầu hồi phục, chúng tôi hết sức vui mừng, bởi  =tất cả đã nỗ lực hết sức để cứu sống bệnh nhân.

BS. Cấp cho biết thêm: Về cơ bản, phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam so với các nước trên thế giới không khác nhau, nhưng cách thức triển khai thì khác nhau.

Thành công lớn nhất trong việc chống dịch COVID-19 đến thời điểm hiện tại chính là công tác dự phòng.

“Vì chúng ta dự phòng tốt nên số lượng bệnh nhân không nhiều, nằm trong khả năng đáp ứng của các bệnh viện. Bên cạnh đó nhờ sự ủng hộ của người dân nên dịch bệnh đã được không chế, không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.” – BS. Cấp nói. 

PV: Các bác sĩ đã làm gì khi bệnh nhân 20 bị ngưng tim tới 3 lần thưa ông?

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm: Thực ra bệnh nhân chỉ ngừng tuần hoàn 1 lần. Trong thời gian bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn chúng tôi đã phải sock điện tới 3 lần để nhịp tim bệnh nhân ổn định trở lại.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn trong hơn 40 phút thực sự là công việc rất khó khăn. Chúng tôi đã phải ép tim liên tục cho bệnh nhân, nếu ép tim không đúng kỹ thuật thì bệnh nhân sẽ không thể đảm bảo được tuần hoàn, dù có duy trì được sự sống của bệnh nhân thì nguy cơ có các di chứng đặc biệt là nguy cơ tổn thương não không hồi phục là rất cao.

Chúng tôi đã phải ép tim liên tục khoảng 100 - 120 lần mỗi phút bằng tay, việc này tốn khá nhiều sức vì vậy các nhân viên đã phải thay nhau  liên tục, đêm đó khoảng 8 người gồm bác sĩ, điều dưỡng thay nhau tham gia thực hiện.

Tôi cùng các đồng nghiệp đã thức trắng đêm để cấp cứu cho bệnh nhân. Tất cả mọi người đều cảm thấy rất mệt mỏi. Tuy nhiên không vì thế mà tôi cũng như các đồng nghiệp chùn bước, bởi sau cấp cứu ngừng tuần hoàn, tình trạng của bệnh nhân vẫn rất phức tạp.

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm chia sẻ về quá trình điều trị cho bệnh nhân 20. Vieo: Minh Thúy 

Sau ngừng tuần hoàn, các cơ quan của người bệnh đều bị tổn thương, phát sinh nhiều vấn đề như: suy tim, tổn thương tim nặng hơn, nhiễm trùng, suy thận, phải lọc máu, tổn thương phổi đều nặng hơn,… thậm chí Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã đề xuất cho bệnh nhân điều trị lại bằng ECMO.

PV: Xin ông cho biết, việc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 người nước ngoài đã gặp phải những khó khăn gì?

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm: Khó khăn đầu tiên là thể trạng của bệnh nhân, khi có bệnh nhân rất nặng, như tới 90 cân, nên việc chăm sóc vệ sinh, nghiêng trở, thay đổi tư thế bệnh nhân không hề dễ dàng.

Sự khác biệt về văn hóa, rào cản ngôn ngữ cũng là những khó khăn trong quá trình điều trị, mặc dù khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các bác sĩ trong Khoa tương đối tốt.

Bệnh nhân 20 mắc COVID-19 đã có thể ngồi dậy và tập đi lại bình thường. Ảnh: Minh Thúy

Bệnh nhân 20 mắc COVID-19 đã có thể ngồi dậy và tập đi lại bình thường. Ảnh: Minh Thúy

PV: Có khi nào các bác sĩ cảm thấy chùn bước trước căn bệnh nguy hiểm chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu không, thưa ông?

ThS. BS. Đồng Phú Khiêm: Nhiệm vụ của tôi và các đồng nghiệp là tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nên luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu với tử thần để cứu sống bệnh nhân.

Chưa bao giờ chúng tôi có ý nghĩ sẽ chùn bước trước COVID-19. Thời điểm phát hiện 2 đồng nghiệp ở Khoa Cấp cứu bị nhiễm virus SARS-CoV-2, tôi có chút lo lắng và rà soát lại các quy trình để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Làm việc trong khu vực cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 Đông Anh, y tá, bác sĩ có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 (Ảnh: Minh Thúy)
Làm việc trong khu vực cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 Đông Anh, y tá, bác sĩ có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 (Ảnh: Minh Thúy)

Thực tế, khi điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, đặt ống nội khí quản là kỹ thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nhất. Bởi khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ trực tiếp đối mặt với đường thở của bệnh nhân. Khi làm thủ thuật bệnh nhân thường ho, tạo các giọt bắn chứa vi rút có khả năng bắn trực tiếp vào bác sĩ.

Hàng ngày, chúng tôi vẫn luôn cập nhật thông tin về tình hình dịch COVID-19. Đến nay nước ta đã cơ bản khống chế dịch trong cộng đồng, áp lực của bác sĩ đã được giảm bớ. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng vào trận bất cứ lúc nào, bởi dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, hơn nữa  theo chủ trương của Chính phủ, nước ta sẽ tổ chức đón người Việt từ nước ngoài về.

PV: Cảm ơn ông!