” Cạn kiệt” băng ở Bắc Cực ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới

VietTimes -- Các tảng băng tan ở Bắc Cực đang làm thay đổi nhiệt độ trái đất và ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa toàn cầu. Đây sẽ là thảm họa cho các khu vực đang bị thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng. 
Ảnh minh họa. Nguồn: Futurism
Ảnh minh họa. Nguồn: Futurism

Đây không chỉ là tin xấu cho loài gấu Bắc cực hay các hòn đảo nhỏ, việc tan chảy băng ở vùng biển Bắc cực còn ảnh hưởng đến các khu vực cách xa đó. Nó khiến mực nước biển dâng cao và gây ra hạn hán nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, Califorlia sẽ phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất, đặc biệt là vấn đề khan hiếm nước ngọt trong nhiều thập kỷ tới. 

Trong một nghiên cứu được công bố vào 5/11 trên Nature Communications, các nhà nghiên cứu khí hậu học đã phát hiện ra rằng các dòng sông băng đang bị thu hẹp ở Bắc Cực có thể làm thay đổi nhiệt độ khí quyển trên Thái Bình Dương. Sự mất cân bằng nhiệt độ này có thể đẩy các đám mây giàu lượng mưa di chuyển từ California xuống Alaska và Canada.

"Thông thường một lượng mưa trung bình sẽ giảm xuống 10-15% khi xem xét trong khoảng thời gian 20 năm. Tuy nhiên, một vài năm có thể trở nên khô hơn, cũng có thể mưa nhiều hơn", theo nhà nghiên cứu khí hậu học Cvijanovic. 

Vào giữa năm 2012 và 2016, một đợt hạn hán khắc nghiệt tồi tệ nhất trong lịch sử đã xảy ra với tiểu bang này. Các nhà khoa học đồng ý rằng nguyên nhân trực tiếp của hạn hán là do một vùng áp suất khí quyển cao trên Thái Bình Dương với tên gọi là Triple R. Tình hình khắc nghiệt này đã làm tê liệt hoàn toàn Califorlia và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đến mọi hoạt động trong xã hội. 

Những hạn hán từng xảy ra trong quá khứ có thể sẽ là viễn cảnh tồi tệ không xa trong tương lai mà người dân California phải chuẩn bị gánh chịu. Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng một mùa Bắc Cực không băng và so sánh mô hình với điều kiện băng đá vào cuối thế kỷ XX, nó cho thấy những thay đổi này sẽ tác động tiêu cực lên khắp hành tinh và làm chệch hướng lượng mưa California gây ra hạn hán nghiêm trọng. 

"Vấn đề này cần nghiêm cứu sâu thêm, nhưng con người nên nhận thức được một điều rằng việc mất lớp phủ băng ở Bắc Cực không chỉ là vấn đề của các cộng đồng sinh sống tại Bắc cực như gấu Bắc cực hay chim cánh cụt mà nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tác động tiêu cực từ việc mất biển băng ở Bắc Cực không chừa một ai và Califorlia chính là quốc gia đầu tiên phải đứng chịu mũi sào".