Các trường học trên thế giới cần chuyển đổi số như thế nào để thích ứng với xã hội giãn cách?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo số liệu của UNICEF, 91% học sinh trên toàn thế giới (tương đương 1,6 tỷ em) đã không thể tới trường vì Covid-19. Các trường học đã sử dụng nhiều biện pháp để học sinh không thất học.
Các hình thức học tập từ xa đã được thúc đẩy trong giai đoạn Covid-19 bùng phát (ảnh: UNICEF)
Các hình thức học tập từ xa đã được thúc đẩy trong giai đoạn Covid-19 bùng phát (ảnh: UNICEF)

Sự bùng phát của Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một số lượng kỷ lục trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm 91% học sinh trên toàn thế giới đã phải ngồi nhà khi các trường học đóng cửa.

Để khắc phục tình trạng này, các nhà giáo dục đã tìm nhiều biện pháp để giúp học sinh, sinh viên và các giảng viên có thể nối lại việc học tập giảng dạy thông qua sự phổ biến của các thiết bị di động và nền tảng cộng tác.

Vì hầu hết các trường học không được chuẩn bị cho mô hình như vậy, ban đầu họ phải dựa vào các giải pháp có sẵn mà có phạm vi và khả năng tiếp cận rộng, chẳng hạn như các công cụ hội thảo video Google Meet hoặc Zoom.

Hiện tại, một số trường đại học đang áp dụng các giải pháp e-Learning (Giáo dục trực tuyến) một cách khá hiệu quả. Các công ty công nghệ đã có nền tảng eLearning đang bổ sung các mô đun mới hơn như kiểm tra trực tuyến và cung cấp kết quả trực tuyến cho sinh viên.

Hầu hết các nhà giáo dục trên khắp thế giới đều tin rằng cần cấp bách rót tiền vào việc phát triển các nội dung e-Learning phù hợp với nhu cầu cụ thể của học sinh, sinh viên. Đã có một số bước tiến được thực hiện theo hướng này. Chẳng hạn đại học South New Hampshire đã tìm ra cách để có hơn 200 khóa học trực tuyến trong một thời gian ngắn. Đại học Hoàng gia London bắt đầu cung cấp một khóa học về nghiên cứu virus Corona. Đây là khóa  học có số lượng người đăng ký nhiều nhất trên nền tảng ứng dụng Coursera.

Sinh viên và người học có thể được hưởng lợi rất nhiều từ học trực tuyến

e-Learning cung cấp khả năng phân phối bài học cho học sinh nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống. Hầu hết các sinh viên đều ước tính rằng thời gian học tập trung bình một bài giảm 25% - 60% so với cách học thông thường. Những sinh viên không rõ về một chủ đề cụ thể có thể xem lại chủ đề đó để tìm hiểu về nó. Hơn nữa, nếu một sinh viên không hiểu lý thuyết hoặc một khái niệm, anh ta có thể chọn trực tiếp để xem lại chủ đề đó, mặc dù đã trải qua toàn bộ học phần.

Zlata, 7 tuổi, học tại nhà riêng ở Kyev, Ukraine. Môn học yêu thích của em là nghệ thuật và em thích vẽ mèo và gấu trúc (ảnh: UNICEF)
Zlata, 7 tuổi, học tại nhà riêng ở Kyev, Ukraine. Môn học yêu thích của em là nghệ thuật và em thích vẽ mèo và gấu trúc (ảnh: UNICEF)

Vì không phải tất cả mọi người đều có nhu cầu học tập giống nhau, các trường trung học và đại học hiện đã bắt đầu tạo ra các giải pháp e-Learning đa năng, cung cấp các bài học và mô-đun tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của các sinh viên khác nhau. Học viên có thể nhận được một phiên bản sửa đổi của khóa học của họ và điều chỉnh theo các chương trình học tập phù hợp nhất mà họ cần.

Microlearning (Học tập chia nhỏ) cũng ngày càng phổ biến trong các trường học ở mọi lứa tuổi. Thông qua các khóa học e-Learning trong trường học, mô-đun microlearning mang đến cho sinh viên cơ hội tìm hiểu một lượng nhỏ thông tin hữu ích về một chủ đề cụ thể thông qua các tình huống, câu đố và trò chơi. Nó giúp thu hút người học và cải thiện năng suất của họ.  

Cần ưu tiên chiến lược học trực tuyến

Mặc dù e-Learning không hoàn toàn là một khái niệm mới, nhưng việc áp dụng nó đã khác nhau giữa các trường học tùy thuộc vào một số yếu tố. Một trong số đó là sự chú trọng của ban giám hiệu nhà trường trong việc áp dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm học tập được cá nhân hóa và cải thiện.

Tuy nhiên, có thể nói rằng hầu hết các trường trung học hoặc cao đẳng mới chỉ lướt qua bề mặt của e-Learning và đã bỏ quên chiến lược phát triển đường dài. Sự bùng nổ của Covid-19 là một chất xúc tác thúc đẩy việc áp dụng e-Learning trong các trường học trên toàn thế giới.

Điều này đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong cách lên ý tưởng chương trình học tập, phân phối và đo lường kết quả học tập của học sinh. Do đó, thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn sẽ phải loại bỏ các phương pháp giảng dạy mà họ đã sử dụng trong nhiều thập kỷ và nhanh chóng làm quen với các phương tiện kỹ thuật số đòi hỏi cách tiếp cận nhập vai và tham gia nhiều hơn. Đồng thời, nó cung cấp cho ban giám hiệu nhà trường một cơ hội để xác định lại chất lượng của các chương trình học tập của họ và hưởng lợi từ một sân chơi tương đối bình đẳng.

Cặp song sinh Maksim và Jan tập theo một chương trình TV trong lớp học được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ở Skopje, Bắc Macedonia (ảnh: UNICEF)
Cặp song sinh Maksim và Jan tập theo một chương trình TV trong lớp học được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ở Skopje, Bắc Macedonia (ảnh: UNICEF)

Để đạt được tiến bộ cho mục tiêu này trong khi vẫn giữ cho các hoạt động thường nhật trơn tru, các trường học sẽ phải coi e-Learning như một sáng kiến chiến lược được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư phù hợp để nó thành công. Khi đại dịch Covid-19 lắng xuống dịch, các trường sẽ buộc phải lập kế hoạch, giám sát và phân bổ một quỹ đặc biệt để phát triển các khóa học e-Learning và nền tảng e-Learning.

Học tập kết hợp với giải trí Gamification sẽ thay đổi nền giáo dục hiện đại

Học sinh ở nhiều nước đã thực hiện việc học tập từ xa thông qua các phương tiện điện tử trên nhiều kênh khác nhau. Theo mô hình học tập mới trong thời kỳ giãn cách xã hội, học sinh sẽ được giảm thiểu thời gian học tập trực tiếp tại lớp để tránh các tiếp xúc gần. Sẽ chỉ có một nửa hoặc một phần ba học sinh đến lớp vào mỗi thời điểm.

Trong một cuộc họp báo gần đây, thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio, cho biết 26% sinh viên trường công lập, tương đương 264.000 sinh viên khắp 5 quận sẽ bắt đầu năm học mới bằng việc học tập từ xa toàn thời gian. Học sinh chọn học từ xa đã được Bộ giáo dục cấp thiết bị. Dự kiến Bộ giáo dục sẽ áp dụng việc này rộng khắp hơn trong năm tới.

Gamification là một khía cạnh thúc đẩy việc học tập từ xa. Thuật ngữ này chỉ các gameshow hay các thử thách trí óc trực tuyến. Học sinh học thông qua các trò chơi và cạnh tranh với những bạn khác, tạo động lực khi học. Một số tính năng của thử thách Gamification như điểm, huy hiệu và cấp độ đã tăng thêm sự thú vị cho các khóa học e-Learning. Sự chú ý của học sinh cũng như nội dung của bài học đều được tăng cường nhờ sử dụng hình thức này.