Các tỉnh Duyên hải miền Trung họp tìm hướng liên kết phát triển vùng

VietTimes -- Chiều 24/9, tại TP Đà Nẵng, Ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung đã tổ chức họp thường kỳ Ban Điều phối năm 2017 với sự tham dự của lãnh đạo 9 tỉnh thành khu vực.
Chiều 24/9, tại TP Đà Nẵng, Ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung đã tổ chức họp thường kỳ Ban Điều phối năm 2017 với sự tham dự của lãnh đạo 9 tỉnh thành khu vực.
Chiều 24/9, tại TP Đà Nẵng, Ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung đã tổ chức họp thường kỳ Ban Điều phối năm 2017 với sự tham dự của lãnh đạo 9 tỉnh thành khu vực.
Đây là cuộc họp thường niên sau hơn 6 năm Ban điều phối Vùng Duyên hải miền Trung được thành lập (7/2011) nhằm đánh giá kết quả liên kết của các địa phương trong Vùng, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khă, vướng mắc cũng như các chủ trương mới để thúc đẩy liên kết Vùng trong khu vực tiếp tục phát triển.
Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh các Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo đạo 9 tỉnh Duyên hải miền Trung (từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thậu) và các thành viên Nhóm tư vấn phát triển Vùng Duyên hải miền Trung.
Tại Hội nghị, Ban tổ chức cho biết, sau hơn 6 năm kể từ khi Ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung được thành lập trên cơ sở sáng kiến và tinh thần tự nguyện của lãnh đạo chủ chốt 07 tỉnh ban đầu gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đến nay, với sự đồng thuận và thống nhất thực hiện Biên bản cam kết liên kết phát triển Vùng Duyên hải miền Trung nhân dịp Hội thảo Khoa học “Liên kết phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung” tổ chức tại Đà Nẵng vào năm 2011. Đến tháng 8/2012, Ban Điều phối bổ sung thêm 2 địa phương là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Sau 6 năm, việc triển khai nhiệm vụ và tiến hành liên kết Vùng trong khu vực đã có những chuyển biến và kết quả bước đầu. Cụ thể là các địa phương thực hiện liên kết bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn Vùng để cùng phát triển; Liên kết thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa chọn những nội dung, lĩnh vực thiết thực, trọng điểm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn Vùng. Nội dung liên kết được xây dựng thành các dự án, chương trình cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện.
Sau 6 năm, việc triển khai nhiệm vụ và tiến hành liên kết Vùng trong khu vực đã có những chuyển biến và kết quả bước đầu. Cụ thể là các địa phương thực hiện liên kết bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn Vùng để cùng phát triểnSau 6 năm, việc triển khai nhiệm vụ và tiến hành liên kết Vùng trong các địa phương thực hiện liên kết bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn Vùng để cùng phát triển

Đặc biệt là các địa phương dần tập trung định hướng khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn Vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế; ưu tiên phát triển kinh tế biển (hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản), góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư.

Theo báo cáo, tổng GRDP của 09 tỉnh, thành phố trong Vùng Duyên hải miền Trung năm 2016 đạt 465,7 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 10,3% cả nước. Hầu hết các tỉnh, thành phố trong Vùng đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm trong giai đoạn 2011 – 2016, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (5,9%/năm). Cơ cấu kinh tế của các tỉnh, thành phố trong Vùng chủ yếu là công nghiệp – dịch vụ, chiếm khoảng 72% (riêng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,6%). Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tương đối cao, tuy nhiên quy mô các ngành lĩnh vực còn chưa đủ lớn, vì vậy mức GRDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố trong Vùng vẫn còn thấp, xấp xỉ 44,8 triệu đồng/người, bằng 92,2% so với mức bình quân cả nước.
Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng không đồng đều, chênh lệch GRDP bình quân đầu người của các địa phương phát triển nhất như: Đà Nẵng gấp khoảng hai lần GRDP bình quân của các tỉnh phát triển kinh tế thấp hơn như:  Ninh thuận, Phú Yên, Bình Định và Quảng ngãi (nếu không tính nhà máy lọc dầu Bình sơn, Dung quất).
Trước những kết quả đạt được và thách thức đối với Vùng trong tương lai, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, có tính khả thi cao như: phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh; hạ tầng và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển; phát triển mạnh ngành khai thác và chế biến thủy sản, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nhân lực phục vụ phát triển du lịch; phân công, chuyên môn hóa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư…  qua đó tạo lập không gian kinh tế thống nhất toàn Vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; 
Theo TS.Trần Du Lịch, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh; hạ tầng và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biểnTheo TS.Trần Du Lịch, các địa phương cần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh; hạ tầng và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển và dịch vụ đi kèm

Hợp tác trong xây dựng cơ chế, chính sách và thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, quảng bá văn hóa; Đồng thời phối hợp nghiên cứu cơ chế, chính sách chung cho các tỉnh trong Vùng, đặc biệt là trong việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, tập đoàn ô tô Trường Hải đã được lựa chọn là doanh nghiệp tiên phong để thử nghiệm phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp ô tô nhằm thúc đẩy sự phối hợp liên tỉnh và kiên kết vùng.

Được biết, hiên toàn Vùng Duyên hải miền Trung có 6 khu kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, lọc hóa dầu; 01 khu công nghệ cao; 37 khu công nghiệp (trong đó có 22 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, diện tích đất đã cho thuê là 5.588 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 42%); 06 cảng hàng không, trong đó có 4 cảng hàng không quốc tế (Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh); 13 cảng biển (trong đó có 07 cảng biển loại I); 14 Quốc lộ, đường sắt Bắc Nam, phân bổ khá đều giữa các địa phương, nối liền các đô thị, cơ bản đảm bảo kết nối thông suốt giữa các tỉnh trong Vùng. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối giữa các trục quốc lộ, giữa các điểm nút giao thông với các địa phương trong các tỉnh vẫn còn hạn chế, dễ bị xuống cấp, chia cắt khi gặp phải bão lũ, giảm khả năng tăng trưởng bao trùm.
Về thu hút đầu tư, tổng thu hút đầu tư xã hội vào các địa phương trong Vùng năm 2016 đạt 187,5 ngàn tỷ đồng bằng 13,28% tổng vốn đầu tư cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài trên 1.000 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 29.768 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 5,5 tỷ USD (3,1% cả nước).