Các tạp chí khoa học cấm liệt kê ChatGPT với tư cách là đồng tác giả trên các bài báo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các tạp chí khoa học đã cấm hoặc hạn chế việc cộng tác viên sử dụng chatbot AI.
Các tạp chí khoa học cấm liệt kê ChatGPT với tư cách là đồng tác giả trên các bài báo (Ảnh: The Guardian)
Các tạp chí khoa học cấm liệt kê ChatGPT với tư cách là đồng tác giả trên các bài báo (Ảnh: The Guardian)

Quy định này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng chatbot này có thể phá hỏng tài liệu học thuật được xác nhận bằng những nghiên cứu thiếu sót, thậm chí bịa đặt từ trí tuệ nhân tạo.

ChatGPT là một chatbot được phát triển bởi OpenAI ở California, đã gây ấn tượng mạnh khi nó có thể sáng tác thơ, truyện ngắn, bài tiểu luận và thậm chí là cả những lời khuyên cá nhân. ChatGPT được cho ra mắt vào hồi tháng 11 năm ngoái.

Khi người ta công nhận đây là nguồn dữ liệu to lớn thì nó cũng có thể tạo ra bản tóm tắt khoa học giả mạo đủ thuyết phục để đánh lừa con người.

Đáng chú ý hơn, việc sử dụng hợp pháp ChatGPT trong việc chuẩn bị bài viết đã dẫn đến việc nó được ghi nhận là đồng tác giả.

Sự xuất hiện đột ngột của ChatGPT đã khiến các cơ quan báo chí, xuất bản tranh nhau phản hồi. Vào hôm thứ năm, ông Holden Thorp, Tổng biên tập của Science - một tạp chí về khoa học hàng đầu của Mỹ - đã công bố chính sách biên tập mới, cấm sử dụng văn bản từ ChatGPT và làm rõ rằng chatbot này không thể được liệt kê là một tác giả hoặc đồng tác giả.

Ông Thorp nói: “Chúng tôi không cho phép ChatGPT trở thành tác giả hoặc sử dụng văn bản mà nó tạo ra trong các bài báo".

Các tạp chí khoa học hàng đầu yêu cầu các tác giả ký vào một mẫu đơn tuyên bố rằng họ chịu trách nhiệm về những đóng góp của họ cho bài báo. Vì ChatGPT không thể làm điều này nên nó không thể là tác giả, ông Thorp nói.

Nhưng ngay cả việc sử dụng ChatGPT trong việc chuẩn bị một bài báo cũng có vấn đề. Thorp nói, ChatGPT mắc rất nhiều lỗi và nếu các nhà khoa học dựa vào những chương trình AI để chuẩn bị tài liệu thì không nên, hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu khoa học hướng đến.

Nhiều nhà xuất bản khác cũng đã thực hiện những thay đổi tương tự. Chẳng hạn Springer-Nature, nơi xuất bản gần 3.000 tạp chí, đã cập nhật hướng dẫn của mình để tuyên bố rằng ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Tuy nhiên, họ không cấm ChatGPT hoàn toàn. Công cụ này, và những công cụ AI tương tự, vẫn có thể được sử dụng trong việc chuẩn bị các bài báo, miễn là các thông tin đưa ra chính xác và được kiểm duyệt. Tổng biên tập Skipper tin rằng ChatGPT và các công cụ AI tương tự có thể mang lại lợi ích cho khoa học.

Elsevier - công ty sở hữu 2.800 tạp chí, cũng có lập trường tương tự Springer-Nature. Còn Michael Eisen, tổng biên tập của eLife, cho biết ChatGPT không thể là tác giả, nhưng ông thấy việc áp dụng nó là điều tất yếu sẽ xảy ra. Cụ thể Michael Eisen nói: "Tôi nghĩ câu hỏi hay hơn không phải là có nên cho phép hay không mà là làm thế nào để quản lý ChatGPT một cách hiệu quả".

Theo The Guardian