Các nước TPP chiếm gần 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên TPP đạt 58,15 tỷ USD (chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Các nước TPP chiếm gần 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên TPP đạt 33,88 tỷ USD; bằng 23% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước năm 2014.

Hai đối tác thương mại quan trọng nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản, tiếp đến là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Singapore và Malaysia.

Kim ngạch thương mại 2 chiều với Brunei, Chile và Peru hiện đang ở dưới 1 tỷ USD.

Các nước cũng kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyên khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động, môi trường. Hiệp định cũng được xem là bước quan trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Sẽ mất thêm thời gian để các bên hoàn tất những công việc mang tính kỹ thuật và trình các cấp phê duyệt trước khi đưa hiệp định vào thực thi. Sau đó, văn kiện đầy đủ và chính thức mới được công bố. Tuy nhiên một bản tóm tắt đã được cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố sau khi 12 nước kết thúc đàm phán.

TPP được đánh giá là một thỏa thuận thương mại tham vọng, toàn diện và tiêu chuẩn cao. Ảnh: ABC

TPP được đánh giá là một thỏa thuận thương mại tham vọng, toàn diện và tiêu chuẩn cao. Ảnh: ABC

 Những điểm mấu chốt:

5 thành tố sau đây giúp TPP được coi là một thỏa thuận của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu để giải quyết những vấn đề của thời đại mới:

Tiếp cận thị trường toàn diện

TPP đưa ra chính sách miễn – giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan với hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tạo ra cơ hội và những lợi ích mới cho kinh doanh, người lao động cũng như người tiêu dùng.

Đưa ra cam kết mang tính khu vực

TPP tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả và hỗ trợ mục tiêu của việc tạo ra và hỗ trợ việc làm, nâng cao đời sống. Hiệp định cũng tăng cường năng lực giám sát, tạo điều kiện hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

Giải quyết những thách thức mới

TPP khuyến khích đổi mới, hiệu quả và cạnh tranh bằng cách giải quyết những vấn đề mới, bao gồm phát triển kinh tế điện tử, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

Thương mại toàn diện

TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể được hưởng lợi từ thương mại. Nó bao gồm các cam kết để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu Hiệp định, tận dụng cơ hội của nó, và mang lại những thách thức riêng của họ với sự quan tâm của các chính phủ. TPP còn bao gồm các cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại, để đảm bảo rằng tất cả các bên có khả năng đáp ứng các cam kết trong Hiệp định và tận dụng đầy đủ các lợi ích của nó.

Nền tảng cho hội nhập khu vực

TPP được kỳ vọng tạo ra một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và có thể cho phép các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia.

Theo Trí thức trẻ/TH