Các nước lớn “quyết đấu”, tiến gần hơn bờ vực chiến tranh hạt nhân

VietTimes -- Hiện nay, nhiều vấn đề an ninh nổi lên như xung đột ở Ukraine, chạy đua vũ khí hạt nhân, tranh chấp ở Bắc Băng Dương... Các nước lớn đang tiến gần hơn đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân.
Đô đốc về hưu James Stavridis Mỹ. Ảnh: Navy Times.
Đô đốc về hưu James Stavridis Mỹ. Ảnh: Navy Times.

Trang mạng The Japan Times gần đây đăng bài viết "Vũ khí hạt nhân sức công phá nhỏ tạo ra mối đe dọa rất lớn" của tác giả James Stavridis, Đô đốc về hưu Mỹ, người từng là chỉ huy quân sự NATO.

Theo James Stavridis, khi Hội nghị an ninh Munich kết thúc vào ngày 18/2, rất nhiều nhà quan sát cảm thấy: Chúng tôi đang như người mộng du tiếp tục hướng tới một cuộc xung đột mà không ai mong muốn - lần này sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong thảo luận ở diễn đàn lần này, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsay Graham đề nghị thiết lập một vịnh Guantanamo phiên bản châu Âu để giam giữ hàng trăm phần tử cực đoan Syria, trong khi đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chất vấn: "Anh biết cái này không" với Ngoại trưởng Iran khi khua tay với mảnh vỡ của máy bay không người lái Iran.

Đến khi kết thúc hội nghị, hầu như không có ai nhận thức được cái cơ chế quốc tế hầu như không ngừng thay đổi  dưới sức ép của tình hình hiện nay.

Với sự kích thích bởi sự bất đồng mang tính chiến thuật (đầu thế kỷ 20 là vấn đề Balkan, hiện nay là vấn đề Syria và Trung Đông), các cường quốc ngày càng tranh cãi với nhau. Miền đông Địa Trung Hải đã tràn ngập tàu tuần tra của Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Syria và các nước thành viên NATO. Cuộc đọ sức giữa Nga và phương Tây không ngừng, quan hệ khó mà cứu vãn.

Băng ở Bắc Cực đang tan đi. Cùng với rất nhiều tuyến đường hàng hải ngày càng dài ở Bắc Cực được phát hiện vào mùa hè, cơ hội thực hiện tham vọng địa chính trị tăng lên.

Nhiều nước NATO và EU (Canada, Mỹ, Iceland, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan) sẽ quyết đấu với liên bang Nga trên băng trôi. Chạy đua đóng tàu phá băng đã được khởi động và đang tiến hành. Trong khi đó, Mỹ, quốc gia chỉ sở hữu một tàu phá băng có quy mô phù hợp với hàng hải, đã ở vị trí lạc hậu.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: The Telegraph.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: The Telegraph.

Điều gay go nhất là ngày càng nhiều lời kêu gọi yêu cầu thực hiện "bình thường hóa" quan điểm về vũ khí hạt nhân. Nga sẽ tiếp tục đánh con bài vũ khí hạt nhân. Mỹ tiếp tục nâng cấp kho vũ khí và đang bắt đầu thảo luận sử dụng tên lửa phóng trên biển mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật - điều này sẽ làm cho các nước đối thủ khó mà phân biệt được đó là cuộc tấn công thông thường hay tấn công hạt nhân. Đây là một sai lầm phá vỡ sự cân bằng.

Tất cả những điều này cộng với Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia, Báo cáo đánh giá tình trạng hạt nhân mới cùng với ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD và cắt giảm 30% viện trợ đối ngoại, ngoại giao, phát triển của Mỹ đã làm cho bất cứ nhà quan sát nào cũng sẽ cảm thấy như Mỹ đang tạo ra một cơ sở cho một cuộc chiến tranh nước lớn. Chúng ta có thể làm những gì để tránh rơi vào một cuộc xung đột toàn cầu mang tính hủy diệt tiềm tàng?

Tuy nhiên, phát biểu của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị An ninh Munich đã có lợi cho tiếp nhận nhiều thông tin hơn. Tại Munich, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng thống Ukraine Poroshenko đã mô tả về cuộc chiến tranh ở vùng đông nam Ukraine với phương thức hoàn toàn trái ngược.

Ông Poroshenko lấy một lá cờ EU cũ nát giơ lên vẫy và khẩn cầu châu Âu "duy trì mở cửa" cho đất nước ông. Trong khi đó, ông Sergey Lavrov quy trách nhiệm cho NATO một cách lịch sự. Không ai nghe được một chữ của đối phương.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: Kyiv Post.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: Kyiv Post.

Hàn gắn sự đứt gãy này không thể chỉ thông qua con đường ngoại giao chính thức, mà còn phải thông qua sử dụng ngoại giao kênh 2 như cơ quan học thuật, nghiên cứu, hội nghị, ngoại giao thể thao và các con đường "mềm" khác.

Hơn nữa mặc dù mọi người có lúc thất vọng với Liên hợp quốc, nhưng Liên hợp quốc ít nhất cung cấp được một diễn đàn có sức hút cho tiến hành đối thoại, đàm phán. Đại khái Churchill cùng từng nói, những cuộc tranh luận dài dòng luôn tốt hơn chiến tranh. Ông đã nói đúng.

Dốc sức vào kiểm soát quân bị. Tất cả các nước đều có lợi ích trong việc kiểm soát quân bị, vì nó thúc đẩy giảm chi tiêu, xây dựng lòng tin và tăng cường độ minh bạch. Mặc dù nhiều nỗ lực chính rơi vào đình trệ như việc duy trì một loạt hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược, nhưng chúng ta có thể bắt đầu tiến hành thảo luận "vi mô" về các các vấn đề như hoạt động tuần tra trên biển và tương tác, giảm khả năng va chạm máy bay quân sự, phi quân sự hóa khu vực Bắc Cực, quản lý kiểm soát các hệ thống mang tính tấn công dựa trên vũ trụ.

Tăng cường chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nói căn bản không tồn tại cái thứ như vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các nước lớn về vũ khí hạt nhân phải hợp tác để tránh làm cho nhiều nước hơn gia nhập câu lạc bộ hạt nhân. Điều này đòi hỏi phải chia sẻ tình báo, ngăn chặn các vật liệu mang tính phóng xạ, cấm các nhà khoa học nghiên cứu về hạt nhân đi du lịch và thực hiện trừng phạt của Liên hợp quốc.

Cuối cùng, cộng đồng quốc tế rất có thể hóa giải được bất cứ cuộc đối đầu thông thường nào: Một khi xung đột biến thành xung đột hạt nhân, nó có thể trở nên không thể ngăn chặn.

Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Wolfgang Ischinger. Ảnh: Zimbio.
Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Wolfgang Ischinger. Ảnh: Zimbio.

Chủ tịch Hội nghị an ninh Munich, quan chức ngoại giao Đức Wolfgang Ischinger kết luận rằng: "Thế giới đã đến gần hơn bờ vực xảy ra chiến tranh giữa các nước quan trọng - đã quá gần". Điều này giống như tình hình của năm 1914, điểm khác là hiện nay chúng ta đang sở hữu vũ khí hạt nhân.