Các cường quốc trước ác mộng chiến tranh hạt nhân

Đối với những người lớn lên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiến tranh hạt nhân là "một cơn ác mộng tuyệt đối", chuyên gia Kyle Mizokami phân tích trên National Interest.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga

Trong cuộc tấn công hạt nhân tổng lực, hầu hết các nước phát triển sẽ quay trở lại với "thời kỳ đồ đá", hàng triệu người sẽ chết, và có thể hàng tỷ người sẽ tử vong vì bức xạ, bệnh tật và nạn đói trên thế giới sau chiến tranh.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chương trình hạt nhân của Mỹ được biết đến như là "Kế hoạch hoạt động tích hợp duy nhất ". Kế hoạch đầu tiên được chuẩn bị vào năm 1962 và được tiết lộ  vào năm 2011 chứa nội dung phân tích về hậu quả ảnh hưởng đối với Liên Xô, các nước khối Hiệp ước Warsaw và Trung Quốc.Theo kế hoạch lập ra, các cuộc tấn công có thể chia thành hai loại: phương án đầu tiên có thể dùng những sức mạnh hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu; phương án thứ hai sử dụng toàn bộ sức mạnh kho vũ khí hạt nhân. Cuộc tấn công hạt nhân dự định vào 1.000 địa điểm hoặc 75% số mục tiêu đã được nhắm sẵn.

Cũng đã lên kế hoạch tấn công vào 199 thành phố Liên Xô với dân số trên 50.000 người. Tổn thất dân số đô thị sẽ lên tới 56%, và có đến  37% thiệt hại đối với toàn bộ dân số Liên Xô. Với Trung Quốc, dự định tấn công 49 thành phố có thể cướp đi sinh mạng của 41% dân số đô thị và 10% tổng dân số cả nước. Với Đông Âu, kế hoạch chỉ tấn công vào các mục tiêu quân sự, tổng số nạn nhân có thể lên đến 1 triệu 378 nghìn người.

Tuy nhiên, cuộc tấn công toàn diện tập trung có kết quả tồi tệ hơn nhiều", tác giả Mizokami nhận định. Hậu quả  có thể 295 thành phố bị phá hủy, chỉ còn tồn tại 5 thành phố với dân số hơn 50 nghìn người. Có thể giết  hại đến 72% dân số đô thị và 54% dân số  hay là 108 triệu trên tổng số 217 triệu người.  Tại Trung Quốc, cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra vào 78 thành phố, còn ở Đông Âu, số nạn nhân có thể tăng lên đến 4 triệu. Về tổng thể, cuộc tấn công hạt nhân tổng lực của Mỹ chống lại Liên Xô, Trung Quốc và các  nước đồng minh của họ vào năm 1962 có thể cướp đi sinh mạng của 335 triệu người trong 72 giờ.

Tàu ngầm hạt nhân Ohio của Mỹ mang theo lượng vũ khí có thể hủy diệt cả một quốc gia
Tàu ngầm hạt nhân Ohio của Mỹ mang theo lượng vũ khí có thể hủy diệt cả một quốc gia

Theo tính toán của Mỹ, trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công của Liên Xô chống lại Mỹ, có thể có đến 60-88 triệu người Mỹ thiệt mạng. Trong một báo cáo khác đã phân tích: Liên Xô có thể tấn công đáp trả vào 1.215 mục tiêu chiến lược của Mỹ  với 3.000 đầu đạn hạt nhân. Kết quả của cuộc tấn công này, có thể  có đến 13-34 triệu người thiệt mạng.

Theo chuyên gia Mizokami, điều này là do kho vũ khí hạt nhân của Mỹ trong những năm 1960 lớn hơn, và bởi thực tế lực lượng hạt nhân của Liên Xô đã được bố trí chủ yếu trên máy bay ném bom và những căn cứ quân sự này nằm gần khu vực đông dân cư. Trong khi đó, những căn cứ không quân Mỹ nằm trong các khu vực dân cư thưa thớt ở vùng Trung Tây.

Dữ liệu nghiên cứu không tính đến những người có thể chết do hậu quả lâu dài sau chiến tranh hạt nhân. Trong quá trình tiếp theo hậu tấn công hạt nhân, số nạn nhân có thể tăng lên gấp đôi, Mizokami nhấn mạnh. "Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô  đã ở phía sau, nhưng bây giờ Mỹ đang phải đối mặt với  khả năng xảy ra xung đột tương tự với Nga và Trung Quốc. Hậu quả của cuộc chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ XXI có thể không ít thiệt hại hơn. Các bước để ngăn chặn chiến tranh vẫn giữ y nguyên như cũ: kiểm soát vũ khí, các biện pháp xây dựng lòng tin của cả hai phía và giải trừ căng thẳng", The National Interest kết luận.