Các cơ sở đồng loạt tiêm vắc-xin Pentaxim từ 28.12

Trước sự việc hàng ngàn phụ huynh đưa con em mình đến điểm tiêm chủng 182 Lương Thế Vinh trong ngày 25.12 khiến xảy ra tình trạng hỗn loạn tại trung tâm này,  Bộ Y tế đã lên tiếng tạm dừng việc tiêm chủng dịch vụ cho đến khi có chỉ đạo mới từ Bộ.
Bộ Y tế họp khẩn sau tình trạng "vỡ trận" tại điểm tiêm chủng 182 Lương Thế Vinh
Bộ Y tế họp khẩn sau tình trạng "vỡ trận" tại điểm tiêm chủng 182 Lương Thế Vinh

Báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi trao đổi với PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

- Chào ông, trước sự việc hàng ngàn phụ huynh đưa con của mình đến tiêm chủng dịch vụ tại Lương Thế Vinh vì lo ngại chất lượng thuốc Quinvaxem, ông có thể cho biết ý kiến của mình trước sự việc này?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay nước ta tiêm gần 30 loại vắc xin, trong đó tiêm chủng mở rộng là 12 loại, còn lại là các loại vắc xin dịch vụ. Muốn thanh toán được bệnh tật, thì vấn đề quan trọng nhất là tiêm vắc xin. Chỉ có vắc xin mới làm được vấn đề phòng bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, việc tiêm vắc xin vẫn đang còn vẫn nhiều vấn đề, đó chính là việc so sánh chất lượng vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng của Nhà nước và vắc xin dịch vụ. Điều này chỉ có ở nước ta, ở nước ngoài không có trường hợp này. Chương trình tiêm chủng mở rộng có vắc xin 5 trong 1 có thành phần tương đương với vắc xin dịch vụ “5 trong 1”, và đảm bảo cung cấp đủ. Mỗi năm chúng ta mỗi năm tiêm khoảng 4,5 triệu liều vắc xin Quinvaxem. 

Nhưng năm gần đây, với việc thiếu vắc xin dịch vụ, Bộ Y tế đã chỉ đạo các điểm tiêm chủng dịch vụ tiêm vắc xin Quinvaxem, đặc biệt là TP Hà Nội và HCM. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam luôn đạt trên 90%, nếu tỷ lệ tiêm chủng dưới 60% thì chắc chắn bùng phát bệnh. Ví dụ điển hình nhất đó chính là: bệnh bạch hầu ở Quảng Nam, ho gà ở Hà Nội..

Điểm tiêm chủng lộn xộn ở Lương Thế Vinh đã diễn ra theo đánh giá của Bộ Y tế là không được. Ngay sau sự việc này, chúng tôi đã có công văn yêu cầu thực hiện tốt việc triển khai tiêm chủng. Chúng tôi quán triệt các điểm tiêm chủng cần phải vụ tốt nhất cho người dân, tổ chức đảm bảo khoa học và đảm bảo tính an toàn khi tiêm chủng. Tại sao các bà mẹ lo ngại khi tiêm vắc xin này? Quinvaxem là vắc xin toàn tế bào nên khiến trẻ đau, sốt hơn là vắc xin vô bào Pentaxim. Vì thế, nhiều bà mẹ muốn chuyển sang tiêm dịch vụ. Nhưng chính vì điều này dễ khiến tình trạng các bà mẹ "quay lưng" với tiêm chủng mở rộng miễn phí của Nhà nước.  Đó chính là điều mà chúng tôi lo lắng nhất trong thời điểm hiện tại.

- Ông có thể lý giải vì sao những mũi tiêm Quinvaxem lại không được các phụ huynh tin tưởng như những mũi tiêm dịch vụ Pentaxim?

Lý giải điều này rất đơn giản, việc các phụ huynh ưu tiên và mong muốn con mình tiêm đủ 3 mũi Pentaxim vì đơn giản đây là những mũi thuốc vô bào, gây ít sốt cho trẻ em với những tác dụng phụ đi kèm. Giống như chúng ta ăn thức ăn tinh thay vì phải ăn thức ăn thô. Thức ăn tinh là đã loại bỏ và nghiền nhỏ thực phẩm và chỉ chọn những vitamin tốt đưa vào, còn thức ăn thô chúng ta sẽ phải bắt dạ dày làm việc đúng như quy trình của cơ thể để lọc ra những thành phần tốt. Nhưng chúng tôi cũng khuyến cáo, không phải cứ thuốc Pentaxim là không có những phản ứng phòng vệ.

Chúng tôi chỉ cảnh báo các phụ huynh, nếu trẻ em dưới 6 tháng thì nên tiêm sau 1 tháng khi đã tiêm được 1 mũi Quivaxem hay Petaxim, bởi lẽ nếu không tiêm ngay thì sức khoẻ của trẻ em sẽ không đảm bảo. Các bà mẹ nên chú ý, nếu cứ mải miết chạy theo các mũi tiêm chủng dịch vụ mà chờ đợi thì sẽ dễ dàng cho các dịch bùng phát trong thời gian chuyển mùa này. Nếu tổ chức không tốt sẽ có sự so sánh vắc xin dịch vụ tốt, miễn phí không tốt. Đó là một quan điểm sai lầm.

Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chúng tôi đã chỉ đạo các trung tâm tiêm chủng sẽ đồng loạt tiêm vắc xin Petaxim cho trẻ từ ngày 28.12 và phụ huynh sẽ phải đăng ký tiêm cho con qua các hình thức tại trung tâm đưa ra. Tránh tình trạng trục lợi và tăng giá vắc xin không đúng yêu cầu của Bộ Y tế đưa ra.

PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

- Vậy Bộ Y tế đã có những giải pháp gì trước tình trạng khan hiếm vắc xin Pentaxim như hiện nay?

Vắc xin Petaxim hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 hiện rất khan hiếm, do nhà sản xuất không có khả năng cung cấp nhiều. Nhưng tiêm chủng mở rộng vẫn là ưu điểm số 1. Không vì thông tin không tốt mà gây ảnh hưởng việc tiêm chủng mở rộng. Trên thế giới hiện nay có đúng 3 nhà sản xuất có thể sản xuất được vắc xin vô bào là: Nhật Bản, Sanofi và GSK nhưng với hàng ngàn đơn đặt hàng trên toàn thế giới chính vì vậy dẫn đến khan hiếm những liều thuốc Petaxim. Thậm chí có những lô hàng không đảm bảo thì nhà sản xuất phải huỷ đi. Vậy nên dù chúng ta rất muốn nhập khẩu nhiều liều vắc xin dịch vụ nhưng vẫn không đủ thuốc để đáp ứng nhu cầu người dân. 

Cần truyền thông để người dân không hoang mang, bỏ tiêm chủng mở rộng. Tuy rằng văcxin 5 trong 1 dịch vụ Pentaxim về Việt Nam lần này nhập 160.000 liều, tháng 2.2016 sẽ có 40.000 liều nhưng vẫn dấy lên lo lắng cung không đủ cầu. Chưa kể đến tình trạng bố mẹ đưa con cái mình đến điểm tiêm chủng khiến càng có sự khó khăn cho các cán bộ y tế.

Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo các Trung tâm tiêm chủng để cho các phụ huynh đăng ký theo hình thức online hoặc đến tận trung tâm đăng ký, không nên đưa con mình đi theo. Đến khi các cán bộ y tế tiếp nhận thông tin và gọi điện đặt lịch với gia đình thì lúc đó hãy đưa con mình đến tiêm, tránh tình trạng để các bé đến những nơi đông người, nhất là lúc thời tiết đang lạnh giá tại Miền Bắc.

Cảm ơn ông về những chia sẻ.

Trong chiều tối ngày 25.12, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng (182 Lương Thế Vinh, Hà Nội) do để xảy ra tình trạng hỗn loạn. Đồng thời yêu cầu các cơ sở tiêm chủng đồng loạt tiêm Pentaxim từ ngày 28.12. Cha mẹ trẻ đến đăng ký mang theo giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân để tránh hiện tượng “cò” vào mua gom vắc  xin.

Theo Một thế giới