Buông tha dự án Nord Stream 2, Mỹ và Đức dọa “vùi dập” nếu Nga dùng năng lượng như vũ khí

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mỹ và Đức mới đây đã công bố một thỏa thuận về đường ống dẫn khí Nord Stream 2, trong đó Berlin cam kết sẽ phản ứng nếu như Nga sử dụng năng lượng như vũ khí chống Ukraine và các nước khác.
Mỹ và Đức cuối cùng đã đạt thỏa thuận về dự án Nord Stream 2 (Ảnh: Reuters)
Mỹ và Đức cuối cùng đã đạt thỏa thuận về dự án Nord Stream 2 (Ảnh: Reuters)

Thỏa thuận này có mục đích là nhằm giảm thiểu cái mà giới phê bình coi là sự nguy hiểm chiến lược của đường ống dẫn khí trị giá 11 tỉ USD, giờ đã hoàn thiện được tới 98%, đang được xây dựng dưới Biển Baltic để dẫn khí đốt từ vùng Cực Bắc của Nga tới nước Đức.

Giới chức Mỹ đã ra sức phản đối dự án này, bởi nó cho phép Nga xuất khẩu khí đốt trực tiếp tới Đức và có thể cắt nguồn cung với các nước khác, nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lựa chọn không áp lệnh trừng phạt đối với dự án đường ống dẫn khí này. Thay vào đó, Mỹ đàm phán một thỏa thuận với Đức, trong đó cảnh báo sẽ áp trừng phạt đối với Nga nếu như nước này sử dụng Nord Stream 2 để gây tổn hại tới Ukraine hay các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, những biện pháp như vậy không thể trấn an được Ukraine, mới đây tuyên bố rằng họ sẽ đàm phán với cả Liên minh châu Âu (EU) và Đức về vấn đề này. Thỏa thuận mới cũng đối mặt với sự phản đối từ phe đối lập ở cả Mỹ và Đức.

Theo một tuyên bố chung nói về chi tiết của thỏa thuận trên, Washington và Berlin “thống nhất trong quyết định của họ nhằm bắt Nga phải chịu trách nhiệm cho những hành động hung hăng và nguy hiểm, bằng cách áp lệnh trừng phạt và các công cụ khác”.

Nếu như Nga có âm mưu “sử dụng năng lượng như một thứ vũ khí hoặc có những hành động hung hăng với Ukraine,” Đức sẽ đưa ra các biện pháp và thúc đẩy EU đưa ra hành động, trong đó có lệnh trừng phạt, “để hạn chế khả năng xuất khẩu của Nga tới châu Âu, trong lĩnh vực năng lượng”; tuyên bố nêu rõ.

Tuy nhiên, thỏa thuận lại không nêu chi tiết về những hành động nào của Nga sẽ vấp phải lệnh trừng phạt. “Chúng tôi lựa chọn không vạch đường trước cho Nga, bởi họ có thể biết cách né tránh và phản ứng lại”, một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters – “Chúng tôi chắc chắn sẽ bắt các chính phủ tương lai của Đức phải giữ vững những cam kết này”.

Theo thỏa thuận, Đức sẽ “tận dụng mọi khả năng sẵn có” để kéo dài thỏa thuận dẫn khí đốt Nga-Ukraine thêm 10 năm, vốn là nguồn tài chính lớn đối với Ukraine nhưng đến năm 2024 là hết hạn. Đức cũng sẽ đóng góp ít nhất 175 triệu USD cho “Quỹ Xanh Ukraine”, trị giá 1 tỉ USD, nhằm tăng cường sự độc lập năng lượng của nước này.

"Đe dọa an ninh Ukraine"

Ukraine đương nhiên không hài lòng với thỏa thuận này, và họ đã guiwrthoong báo tới Brussels và Berlin yêu cầu tham vấn; Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trong một đoạn tweet, thêm rằng đường ống dẫn khí này “đe dọa an ninh Ukraine”. Ông Kuleba cũng đưa ra một tuyên bố chung với Ngoại trưởng Ba Lan, Zbigniew Rau, trong đó hai nước cam kết sẽ hợp tác để phản đối dự án Nord Stream 2.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông đang muốn có một cuộc thảo luận “thành thực và sôi nổi” với Tổng thông Biden về đường ống dẫn khí khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ tại Washington vào tháng tới. Chuyến thăm này được Nhà Trắng thông báo trong hôm thứu Tư vừa qua, nhưng Thư ký báo chí Jen Psaki nói rằng thời điểm chuyến thăm không liên quan tới thỏa thuận về Nord Stream 2 giữa Mỹ và Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vài giờ trước khi thỏa thuận mới được đưa ra, chính phủ Đức cho hay, nói rằng Nord Stream 2 và thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine nằm trong số những chủ chính.

Nord Stream 2 đã trở thành vấn đề gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Đức, kể từ sau khi cựu Tổng thống Donald Trump nói rằng dự án này có thể biến Đức thành “con tin của nước Nga” đồng thời phê duyệt một số lệnh trừng phạt.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas viết trên Twitter rằng ông “cảm thấy nhẹ nhõm khi chúng ta đã tìm được một giải pháp mang tính xây dựng” về vấn đề này.

Khi được hỏi về những chi tiết trong thỏa thuận mới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng bất cứ lời đe dọa trừng phạt nào nhằm vào Nga đều “không chấp nhận được”; theo Interfax.