Bốn điểm chung của hành trình chuyển lên đám mây thành công tại Việt Nam

Việc ứng dụng điện toán đám mây đã và đang tạo được sức hút lớn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, với dự báo chi tiêu cho đám mây công cộng sẽ đạt mức kỷ lục 32,27 tỷ USD vào năm 2021…

Theo ông Ed Lenta, Tổng giám đốc, Amazon Web Services khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia ở châu Á đã bắt đầu triển khai các sáng kiến quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số cũng như tăng trưởng kinh tế.

Mỗi doanh nghiệp có lý do khác nhau để bắt đầu hành trình chuyển đổi lên đám mây của mình. Một số muốn hợp nhất tài sản dữ liệu của họ, số khác lại muốn đáp ứng nhanh hơn với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng của họ. Và một số doanh nghiệp đang tìm kiếm một nền tảng sẽ giúp họ vận hành các dự án mới và khai phá các cơ hội thị trường cả địa phương và toàn cầu.

Kể từ năm 2006, Amazon Web Services (AWS) đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trong khu vực châu Á Thái Bình Dương bắt đầu hành trình chuyển đổi lên đám mây của họ. Và trong thời gian đó, một trong những điều ông Ed Lenta đã phát hiện ra, đó là trong khi mỗi quá trình chuyển đổi là duy nhất theo cách riêng của nó, thì những trường hợp thành công nhất đều có bốn đặc điểm chung nhất.

1. Lãnh đạo có tầm nhìn xa

Lãnh đạo có tầm nhìn đóng vai trò quan trọng trong một chiến lược đám mây thành công. Nhà lãnh đạo có tầm nhìn phải liên tục sáng tạo đổi mới để nâng cao trải nghiệm khách hàng của họ bởi vì nếu họ không như thế, đối thủ sẽ vượt qua và họ sẽ đối mặt với kinh doanh gián đoạn. Những nhà lãnh đạo như thế sẽ truyền cảm hứng cho đội ngũ kinh doanh của mình bằng cách đưa ra một bức tranh tổng thể về tương lai của doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào và sẽ mang lại những lợi ích gì. Nhờ xác định ý thức rõ ràng về mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp, và truyền đạt hiệu quả thông điệp chiến lược đám mây của doanh nghiệp sẽ hiện thực hóa mục tiêu đó, đội ngũ lãnh đạo sẽ dẫn dắt toàn công ty đạt được thành công chung.

2. Luôn hướng tới đổi mới sáng tạo

Trong mọi trường hợp, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo chuyển đổi đám mây thành công nhất là những người luôn luôn đổi mới sáng tạo. Họ sử dụng các khối “vật liệu” được cung cấp bởi các nhà cung cấp đám mây và lắp ráp chúng, theo cách mà chúng ta không thể hình dung được, để sáng tạo nên các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ mới, giúp tăng cường hoạt động cũng như mang tới những bệ phóng cho các chiến lược kinh doanh mới.

Các doanh nghiệp này cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực tổ chức của chính họ bằng cách tuyển dụng và đào tạo nhân sự có kỹ năng chuyên sâu mà họ cần để đưa công ty tiến lên phía trước. Họ hiểu rằng bằng cách xây dựng và duy trì giá trị kiến thức này trong doanh nghiệp của mình, họ đang tạo ra một nguồn lực luôn phát triển, giúp họ duy trì lợi thế cạnh tranh hiệu quả trong tương lai.

3. Nghĩ lớn, nhưng bắt đầu nhỏ

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi đám mây hiểu rằng thế giới luôn thay đổi, và họ xác định phải vận động theo sự thay đổi đó. Vì vậy, họ đã bắt đầu ngay việc này. Họ học hỏi thông qua quá trình thực hiện và thích nghi dần dần khi kiến thức và kinh nghiệm ngày càng tăng cho họ biết điều đó là cần thiết. Bằng cách này, họ trở nên có khả năng thích ứng cao không chỉ để đáp ứng với điều kiện thị trường thay đổi, mà còn với những gì trong tầm hiểu biết mới của họ. Cách duy nhất để thực sự học cách thực hiện một chương trình chuyển đổi đám mây thành công là bắt đầu với một quy mô nhỏ.

ông Ed Lenta, Tổng giám đốc, Amazon Web Services khu vực châu Á - Thái Bình Dương

4. Truyền cảm hứng tới mọi người rằng có thể làm được

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi đám mây thành công nhất biết cách truyền cảm hứng tới nhân viên của họ về viễn cảnh tương lai của công ty và chiến lược chuyển đổi đám mây sẽ hiện thực hóa được điều đó, đồng thời cung cấp cho họ các kỹ năng cần thiết để hướng tới tương lai đó.

Quá trình chuyển đổi đám mây sẽ tác động tới mọi bộ phận trong doanh nghiệp, bao gồm phát triển sản phẩm, tiếp thị, tài chính và đội ngũ pháp lý. Do đó, việc thống nhất hành động trong toàn bộ nhân viên sẽ đảm bảo họ sẽ có những lợi ích lớn nhất khi việc chuyển đổi diễn ra, và dự án có cơ hội thành công cao hơn. Những lợi ích mà họ có được sẽ có liên quan trực tiếp đến việc các nhà lãnh đạo bắt đầu xem xét cẩn thận về cách tăng cường sức mạnh cho nhân viên với cơ hội và công cụ họ cần để đổi mới cho khách hàng.

Thành công đến từ kết hợp tất cả các yếu tố

Một trong những ví dụ nổi bật nhất về bốn đặc điểm này trong chiến lược chuyển đổi đám mây của doanh nghiệp Việt Nam, đó là Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, một thương hiệu hàng đầu về thiết bị điện và chiếu sáng của Việt Nam. Điện Quang đã dịch chuyển ứng dụng DQHome lên nền tảng đám mây AWS để ứng dụng cơ sở hạ tầng rộng lớn, hiệu suất vượt trội, khả năng mở rộng và các dịch vụ đầu ngành của AWS.

Mới đây Điện Quang đã công bố mở rộng sự hợp tác với AWS trong việc phát triển các giải pháp ngôi nhà thông minh của họ, theo đó họ tích hợp một số công nghệ tiên tiến của AWS như: Amazon Polly, Amazon Machine Learning và Amazon Artificial Intelligence (AI) để ứng dụng nhận dạng hình ảnh và công nghệ giọng nói cho DQHome và nền tảng HomeCare, và cả nền tảng điện tử trực tuyến. Là nền tảng hỗ trợ hoàn hảo cho các giải pháp và sản phẩm IoT, AWS Cloud sẽ giúp Điện Quang tăng cường kiến trúc, bảo mật và tính khả mở của DQHome cũng như các nền tảng khác của công ty.

Theo ông Ed Lenta, bốn đặc điểm này sẽ thể hiện khác nhau trong mỗi doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi đám mây, nhưng kinh nghiệm đã chỉ ra rằng bất cứ mô hình chuyển đổi thành công nào thì đều có 4 yếu tố này với mức độ khác nhau. Lãnh đạo là người đặt ra tầm nhìn, truyền cảm hứng và dẫn dắt doanh nghiệp hướng tới tương lai. Họ tin tưởng vào mục đích và tầm nhìn của họ, và họ luôn nỗ lực để đảm bảo tất cả nhân viên hiểu rõ tầm nhìn đó, biến chúng thành hiện thực cũng như tối đa hóa giá trị mà nó mang lại.

Theo VnMedia

http://vnmedia.vn/cong-nghe/201906/bon-diem-chung-cua-hanh-trinh-chuyen-len-dam-may-thanh-cong-tai-viet-nam-635781/