Bộ trưởng Quốc phòng Đức đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân với Nga, Moscow nổi giận

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karrenbauer khi được hỏi về kế hoạch của NATO nhằm kiềm chế Nga ở Baltic và Biển Đen, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân, đã nói khi cần thiết, các nước phương Tây sẵn sàng sử dụng.
Bà Annegret Kramp-Karrenbauer , Bộ trưởng Quốc phòng Đức (Ảnh: Deutsche Welle).
Bà Annegret Kramp-Karrenbauer , Bộ trưởng Quốc phòng Đức (Ảnh: Deutsche Welle).

Theo một bản tin của báo Nga Quan điểm (Взгляд), ngày 26/10, bà Annegrett Kramp-Karenbauer đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 21/10 rằng NATO khi cần thiết sẽ thực hiện các biện pháp quân sự để răn đe Nga và sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết. Phát biểu của bà nhanh chóng gây bất bình ở cả Nga và Đức.

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 25/10 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đã triệu tập tùy viên quân sự của Đại sứ quán Đức tại Nga tới để trao công hàm phản đối và nói rằng tuyên bố như vậy sẽ làm trầm trọng thêm cục diện căng thẳng ở châu Âu và sẽ không giúp ích cho việc bình thường hóa tình hình.

Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu quan sát Quân đội tập trận (Ảnh: Sputnik).

Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu quan sát Quân đội tập trận (Ảnh: Sputnik).

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, tướng Sergei Shoigu nói, NATO đã triển khai quân đội dọc theo biên giới Nga trong bối cảnh hô hào đe dọa quân sự đối với Nga. Những tình huống tương tự cuối cùng sẽ kết thúc như thế nào ở Đức và Châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cần phải hiểu rõ. Châu Âu chỉ có thể được đảm bảo an ninh nếu không xâm phạm đến lợi ích của Nga.

Ông Shoigu trước đó đã kêu gọi Đức rút ra bài học lịch sử, tốt nhất là hãy nhìn lại lịch sử trước khi cứng rắn với Nga. “Nếu chưa học lịch sử, thì hãy về hỏi ông nội của các vị rằng hậu quả của việc cứng rắn với nước Nga là như thế nào”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: RIA).

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: RIA).

Ngày 25/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã trả lời rằng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Đức về “khi cần thiết sẽ tiến hành răn đe hạt nhân chống lại Nga” là một ảo tưởng và là một ví dụ cho thấy NATO không muốn chú ý đến thực tế. “Có thể nói như thế sẽ mang lại niềm vui cho bà ấy và có thể làm thỏa mãn ảo tưởng của những người hâm mộ bà ấy”. Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng trí tưởng tượng của NATO hiện đang quay sang kiềm chế Nga và chuẩn bị tấn công Nga. Ông nhấn mạnh, không thể nói mối quan hệ giữa Nga và NATO là thảm họa vì giữa hai bên không có bất cứ quan hệ gì.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc Đức hãy nhớ lại sự kiện Mỹ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai. "Chúng tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo có lý trí ở Đức có thể kiềm chế Bộ trưởng Quốc phòng của mình và không nên liều lĩnh muốn kiểm tra độ tin cậy của các lực lượng vũ trang Nga.

Ảnh vệ tinh chụp các tàu ngầm hạt nhân Nga phá băng trồi lên ở Bắc Cực (Ảnh: Reuters).

Ảnh vệ tinh chụp các tàu ngầm hạt nhân Nga phá băng trồi lên ở Bắc Cực (Ảnh: Reuters).

Bà cũng chỉ ra rằng, Nga không đe dọa NATO, nhưng NATO vẫn đặt mục tiêu là kiềm chế Nga. Từ ngữ "đối thủ" đã ăn sâu vào từ điển của NATO, điều này chứng tỏ NATO muốn quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Theo RIA Novosti, ông Muzenich, Chủ tịch nhóm nghị sĩ của Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD), đã chỉ trích nhận xét của bà Annegrett Kramp Karenbauer là "vô trách nhiệm" và thúc giục bà không nên gánh nặng cho chính phủ mới.

Các bạn đọc của tuần báo Đức Der Spiegel cũng bày tỏ sự không hài lòng với bà Annegrett Kramp Karenbauer và chỉ ra rằng những lời đe dọa như vậy là nguy hiểm cho chính nước Đức. Có bạn đọc cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, Nga có thể biến nước Đức thành sa mạc.