BMP-3 và T-15 với “Pumas”, “Bradley”, so sánh những xe thiết giáp đỉnh cao quân sự

VietTimes -- Các chuyên gia quân sự độc lập Nga so sánh những tính năng kỹ chiến thuật của các xe bộ binh chiến đấu Nga, Đức và Mỹ. Theo ý kiến chung, mỗi xe bộ binh chiến đấu (BMP) đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng cấu trúc các xe phản ánh học thuyết chiến tranh của các cường quốc quân sự.
 Xe bộ binh chiến đấu Mỹ BMP M2 "Bradley". Ảnh Russian Gazeta
Xe bộ binh chiến đấu Mỹ BMP M2 "Bradley". Ảnh Russian Gazeta

Xe bộ binh chiến đấu Puma của Đức cũng như hầu hết các xe BMP khác, có cấu trúc tương tự như nhau, nhưng có đặc điểm riêng. Xe Puma có khoang truyền lực và động cơ nằm ở phía trước, chiếm một phần ba chiều dài thân xe. Khoang lái phía trước bên trái xe, cách một vách ngăn chống nhiệt với khoang động cơ bên phải xe".

Xe được trang bị một tháp pháo kiểu mô đun 30 mm trên trung tâm thân xe phía sau lưng pháo thủ. BMP Puma có khả năng mang theo 6 binh sĩ Bộ binh Cơ giới, nhưng không thể sử dụng vũ khí cá nhân khi cơ động trong xe, do Đức không thiết kế lỗ bắn thân xe. Đây là một thiếu sót đáng kể, đặc biệt trong chiến tranh đường phố với các nhóm khủng bố và nổi dậy, dễ dàng bị các tay súng du kích sử dụng súng phóng lựu vác vai tấn công tiêu diệt.

Xe bộ binh chiến đấu Puma của Đức. Ảnh Russian Gazeta
 Xe bộ binh chiến đấu Puma của Đức. Ảnh Russian Gazeta

Điểm mạnh của xe BMP Puma Đức là hệ thống giáp phòng thủ rất tốt, pháo tự động 30 mm có tốc độ bắn nhanh và rất ổn định, cho thấy hiệu quả tác chiến cao của xe trong điều kiện địa hình rộng lớn. Chuyên gia tăng thiết giáp độc lập Sergei Duz cho biết. Một nhược điểm nữa của xe là không có hệ thống điều khiển hỏa lực kép của trưởng xe, điều này cũng giảm khả năng chiến đấu của BMP. Học thuyết quân sự của Đức thiên về các cuộc chiến tranh quy mô lớn trên địa hình rộng, khi xe BMP đi cùng với các xe tăng hạng nặng, pháo tự hành và các phương tiện chiến đấu khác. Trong một cuộc chiến như Chesnya và Syria, xe Puma dễ dàng bị tiêu diệt bởi hỏa lực tấn công tầm gần.

Xe bộ binh chiến đấu BMP-3 Nga hơn hẳn so với Puma của Đức về hỏa lực. Xe được lắp pháo tăng 100 mm nòng trơn 2A70, có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo,sử dụng đạn nổ phá mảnh và đạn xuyên giáp. Đây là một phương tiện tác chiến đường phố và yểm trợ bộ binh hiệu quả do hỏa lực rất mạnh.

Tháp pháo mô đun được lắp pháo 100 mm kết gắn với pháo tự động 2A72 30 mm và súng máy PKTM 7,62 mm. Trong thân xe còn bố trí thêm 2 súng máy nữa. Rút kinh nghiệm cuộc chiến tranh ở Chesnya, xe BMP-3 phát triển một hệ thống giáp đặc biệt, hợp kim thép kết hợp với nhôm, cho phép chống lại được đạn RPG - 7.

Xe bộ binh chiến đấu BMP-3. Ảnh Russian Gazeta
 Xe bộ binh chiến đấu BMP-3. Ảnh Russian Gazeta

Trọng lượng xe của Nga nhỏ hơn nhiều so với Puma, xe chỉ nặng có 19 tấn nhưng Puma nặng 33 tấn. BMP-3 ngoài 6 ghế ngồi tiêu chuẩn có thể chở thêm 3 binh sĩ nữa, chiếc xe có thể vượt qua các rào cản nước với ít hoặc không có đào tạo.

Xe bộ binh chiến đấu Mỹ BMP M2 "Bradley", được hầu như tất cả các phương tiện truyền thông phương Tây ca ngợi, nhưng có vẻ cần một nâng cấp rất nhiều. Xe trang bị một pháo tự động 25 mm có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ trong một tháp pháo hai người. Ngoài pháo tự động, xe BMP Mỹ được trang bị thêm súng máy 7,62 mm.

Xe được lắp đặt hệ thống tên lửa chống tăng TOW bên ngoài tháp pháo. Hệ thống giáp phòng ngự tương đương xe BMP-3 Nga. Giáp phía trước ngăn chặn được đạn xuyên giáp tốc độ cao 25-30 mm và giáp bên sườn chống được phóng lựu chống tăng RPG-7. Nhưng xe BMP sử dụng giáp phản ứng nổ "Bradley" có khối lượng vượt quá 30 tấn. Đây là trọng tải lớn khi cơ động chiến đấu trong vùng nhiệt đới và trong đường phố, xe không thể thoát hiểm nhanh được.

Xe bộ binh chiến đấu Mỹ BMP M2 "Bradley". Ảnh Russian Gazeta
 Xe bộ binh chiến đấu Mỹ BMP M2 "Bradley". Ảnh Russian Gazeta

BMP  “Bradley” có kíp lái 3 người và mang theo 6 binh sĩ đổ bộ. Thua xa xe BMP-3. 

Một trong những phương tiện nhiều ẩn số nhất là xe BMP T-15 Nga, phát triển dựa trên cấu trúc thân xe tăng Armata. Kíp xe BMP T-15 có 3 người, khoang bộ binh có chỗ cho 9 người mang đầy đủ vũ khí trang bị chiến đấu. Trước mắt, T-15 được trang bị một pháo tự động 2A42 30 mm điều khiển từ xa với phương thức nạp đạn lựa chọn, cơ số đạn 500 viên xuyên giáp và đạn nổ phá mảnh. Xe còn được trang bị một súng máy PKTM 7,62 mm và hai hệ thống phóng tên lửa chống tăng Kornet-D.

Điểm đặc biệt nhất là xe BMP T-15 có cấu trúc thân xe rất vững chắc, chịu được các loại đạn chống tăng hạng nặng, hệ thống động cơ và truyền chuyển động, điện tử thân xe hoàn toàn tương tự như xe tăng Armata T-14, cấu trúc khác đặc biệt cho phép xe có khả năng sống còn rất cao trên chiến trường.

Xe bộ binh chiến đấu T-15 Armata. Ảnh Russian Gazeta
 Xe bộ binh chiến đấu T-15 Armata. Ảnh Russian Gazeta