Biển Đông: “Việt Nam sở hữu vũ khí mạnh, đủ năng lực “chống tiếp cận”

VietTimes -- Từ vị trí địa lý, năng lực quân sự và khả năng tiến hành những phương pháp ngoại giao độc đáo, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên Biển Đông có đủ khả năng kiềm chế và ngăn chặn đáng kể những hành động "cưỡng bức chủ quyền" ngang ngược, bất chất luật pháp quốc tế ở Biển Đông, National Interest nhận định.
Tên lửa phòng thủ bờ biền Bastion-P của Quân đội Việt Nam
Tên lửa phòng thủ bờ biền Bastion-P của Quân đội Việt Nam

Đây là điều không thể tránh khỏi khi các quốc gia trên vùng Biển Đông có những tranh chấp chồng lấn với Trung Quốc đã phản ứng cứng rắn. Tuy nhiên, lần này câu chuyện sẽ không đề cập đến vấn đề đấu tranh pháp lý hoặc khiến cho đối thủ ‘mất mặt” theo cách truyền thông phương Tây ưa thích mà là vấn đề các quốc gia này tăng cường năng lực quân sự của chính mình.

Trong thời gian qua, truyền thông phương Tây đưa nhiều thông tin đồn đoán rằng Việt Nam "đã kín đáo tăng cường sức mạnh quân sự trên vùng Biển Đông với các hệ thống tên lửa như BrahMosh, Yakhont, những hệ thống tên lửa hành trình với tốc độ siêu âm có khả năng tấn công các căn cứ quân sự, đường băng của Trung Quốc và khống chế các tuyến đường thương mại quan trọng trên tuyến đường vận tải thương mại quan trọng nhất thế giới này.

Một số nguồn thông tin cho rằng Việt Nam đã có đủ năng lực triển khai các loại vũ khí quan trọng đến những khu vực tác chiến then chốt nhất trên Biển Đông. Từ những vị  trí này, hải quân Việt Nam có thể nhanh chóng phát huy sức mạnh vũ khí hiện đại phong tỏa các tuyến đường thương mại dọc theo bờ biển và hải đảo của quốc gia mình.

Những loại vũ khí mà Việt Nam đã triển khai cũng là một thông điệp cứng rắn. Điều đáng chú ý là các loại vũ khí không phải là các tên lửa SCUD - -A/B  có tuổi đời từ 20 năm trước, mà là các hệ thống tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển đáng sợ như Bastion, Club-S từ Nga, Extra từ Israel, KTC – 15 (Kh – 35) phiên bản Việt Nam và BrahMos từ Ấn Độ – những hệ thống tên lửa phòng thủ biển đảo có năng lực tác chiến rất mạnh phong tỏa các vùng nước có ý nghĩa quan trọng trên Biển Đông. Một phương pháp tuyệt vời để ngăn chặn các cuộc tấn công xâm lược biển đảo.

Đáp trả các hành động ngang ngược

Điều gi là nguyên nhân của tất cả những động thái này? Câu hỏi có thể đơn giản hơn: Điều gì khiến Hà Nội phải xem xét rất kỹ các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và cân nhắc quá lâu các phản ứng đáp trả? Trong khi có rất nhiều các tình huống có thể đổ lỗi để giải thích cho những động thái tương tự trong những tranh chấp trên Biển Đông và những động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy Bắc Kinh rõ ràng là một bên khiêu khích

Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố về cái gọi là “đường chín đoạn”, đòi hỏi một cách phi pháp cái gọi là “chủ quyền lịch sử’ với những gì nằm trong vùng nước ước lệ phi chính thức đó, chiếm hầu hết diện tích Biển Đông, đẩy cấp độ căng thẳng của những tranh chấp trên Biển Đông lên đến nguy cơ cận kề chiến tranh khi Trung Quốc bằng mọi cách cố gắng hiện thực hóa những tuyên bố của mình.

Trung Quốc đã có những hành động mang tính khiêu khích rõ ràng như: sử dụng tàu vỏ trắng quấy rối các tàu đánh cá từ các quốc gia đối thủ trong tranh chấp, , sử dụng "lực lượng dân quân biển" hùng hậu với ưu thế vượt trội về số đông để duy trì quyền thống trị của mình trên biển, nhiều lần đưa giàn khoan dầu trong nhiều năm vào vùng biển EEZ của Việt Nam, bồi đắp những đảo nhân tạo mới với mục đích rõ ràng là phục vụ cho việc triển khai các lực lượng nhằm quân sự hóa Biển Đông,  chỉ có Trung Quốc là quốc gia duy nhất đang tìm mọi cách để thay đổi nguyên trạng Biển Đông.

Việc Nam đủ sức mạnh để đáp trả hành động gây hấn

Trong tất cả các quốc gia trên Biển Đông, có vị thế thuận lợi đẩy lùi và ngăn chặn nguy cơ “cưỡng bức chủ quyền” của Bắc Kinh, duy nhất Việt Nam có khả năng  và khả năng có những phương pháp ngoại giao độc đáo, National Interest nhận xét.

Hà Nội đã trang bị 5 tàu ngầm điện-diesel tiên tiến nhất trên thế giới và đang đợi nhận tiếp chiếc thứ 6 từ Nga. Việt Nam cũng sở hữu những máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không tiên tiến nhất mua của Nga.

 

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Việt Nam, xuất hiện trên trang mạng xã hội

Việt Nam theo đánh giá bởi các bình luận viên quân sự cho rằng vẫn đang trong giai đoạn phát triển sức mạnh và có năng lực quân sự thấp hơn so với PLA, nhưng đã và đang sở hữu hàng loạt các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại có thể kiềm chế, ngăn chặn những hành động cực đoan trên Biển Đông. Một số nhà phân tích còn cho rằng Hà Nội thậm chí có thể thực hiện chiến lược chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận (A2/AD ) của riêng mình trên vùng nước Biển Đông, đe dọa chính chiến lược thống trị khu vực của nước láng giềng khổng lồ.

Tuy nhiên National Interest ghi nhận, ngoài phát triển quân đội và và những hoạt động hợp tác phát triển kinh tế , cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc trên phương diện chính trị quốc tế vẫn là các nước XHCN, các cuộc trao đổi, đàm phán và thảo luận song phương giữa hai đảng cầm quyền vẫn diễn ra. Hà Nội và Bắc Kinh có khả năng thảo luận về những thách thức trên Biển Đông trong khuôn khổ các cuộc trao đổi kín. Lãnh đạo hai bên có thể trình bày các quan điểm một cách thẳng thắn hơn.

Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ thượng đỉnh giữa hai quốc gia, thảo luận với các đồng nghiệp Trung Quốc để tìm kiếm một sự đồng thuận cho một giải pháp giải quyết hòa bình cụ thể về Biển Đông - hoặc ít nhất có thể đưa ra những ý kiến thẳng thắn về sự bất bình mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.

Trung Quốc kích hoạt chạy đua vũ trang trên Biển Đông

Khu vực châu Á đang tồn tại một nguy cơ mà hầu hết nhà khoa học chính trị, kể cả những người không có kinh nghiệm có thể nhận ra ngay - sự tiến thoái lưỡng nan trong chính sách an ninh đối nội và đối ngoại có thể đẩy cuộc chạy đua vũ trang lên một vòng xoáy mới.

Trong khi tiến trình nâng cao sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ của Việt Nam chỉ là một phản ứng tự nhiên và thông thường. Sử dụng lợi thế từ các đảo nhân tạo đã bồi đắp và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, có thể tập trung binh lực lớn hơn gấp nhiều lần của Trung Quốc, Bắc Kinh rất có khả năng sẽ cáo buộc các hành động phòng vệ chính đáng của các nước khác là nguyên nhân phải tiến hành các hoạt động mở rộng quân sự, trong đó có thể tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông nhằm đạt ưu thế vượt trội về số lượng và vũ khí trang bị.

Nguy cơ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông rất rõ ràng, trong những bức không ảnh gần đấy, thấy rõ trên đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp có những tuyến đường quân sự lớn, các nhà chứa máy bay hiện đại hoàn thiện và đường băng hiện đại. Cơ sở hạ tầng quân sự này có khả năng lưu giữ bất cứ loại máy bay nào với một số lượng lớn trong biên chế của quân đội Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể ra quyết định triển khai một số loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của PLA vô thời hạn tại đây. Một trong những điều cần chú ý, Bộ Ngoại giao quốc gia này từng phát biểu: Trung Quốc ra quyết định hay không việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, phụ thuộc hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ đe dọa mà Bắc Kinh cảm nhận trong khu vực.

Sự phát triển sức mạnh quân sự Việt Nam hướng tới mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, liệu Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp làm gia tăng căng thẳng biên “miệng hố chiến tranh”? Một số  nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ hành động như tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ vào giữa tháng 9,  trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

*  Bài viết của tác giả Harry J. Kazianis - chuyên gia cao cấp về Chính sách Quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích quốc gia và biên tập viên cao cấp của The National Interest.