Biển Đông: Trung Quốc khả năng động thủ sau Thượng đỉnh G20

VietTimes -- Trung Quốc sẽ không thực hiện bất kỳ công tác bồi lấp nào ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông trước khi chủ trì xong Hội nghị thượng định G20 vào tháng tới diễn ra tại Hàng Châu, nhưng nước này có thể bắt tay bồi lấp bãi cạn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Trung Quốc rất có thể sẽ bồi lấp, xây căn cứ quân sự ở Scaborough sau hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới
Trung Quốc rất có thể sẽ bồi lấp, xây căn cứ quân sự ở Scaborough sau hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới

Trung Quốc cũng sẽ tránh thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào trên bãi cạn vào thời điểm này dù cho Philippines có thể hiện mình sẵn sàng tìm những lối đi mới để giải quyết tranh chấp giữa hai nước.

Đại sứ đặc biệt của Philippines, cựu Tổng thống Fidel Ramos đã kết thúc chuyến đi nhằm phá tan những băng giá trong quan hệ hai nước ở Hong Kong vào ngày 12/8, sau khi gặp gỡ các đại diện của Trung Quốc. Ông Fidel Ramos, đại diện cho Tổng thống Rodrigo Duterte nói rằng Mainila muốn trao đổi chính thức để tránh những căng thẳng leo thang ở Biển Đông, nơi mà một số quốc gia đang tranh chấp chủ quyền.

“Vì Hội nghị thượng định G20 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu vào tháng tới và hòa bình trong khu vực sẽ là chủ đề chính giữa lãnh đạo các nước lớn, Trung Quốc sẽ tránh thực thi kế hoạch bồi lấp đảo”, nguồn tin giấu tên cho hay.

Nhưng Trung Quốc sẽ chiếm lấy cơ hội cải tạo đảo ở quần đảo Trường Sa trước khi nước Mỹ bầu cử xong Tổng thống vào 8/11, nguồn tin cho biết. Đảo san hô này cách Manila 230km về phía tây, bị tranh chấp chủ quyền bởi 3 nước Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã kiểm soát khu vực này năm 2012 sau căng thẳng với tàu Philippines.

“Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước trước thềm bầu cử vì ông cần bàn giao công việc trước khi rời Nhà Trắng. Điều này khiến ông Obama bận rộn và sẽ không còn thời gian để quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực,” nguồn tin nhận định.

Trung Quốc đã cử hàng chục tàu tới gần bãi cạn trong vài tuần gần đây trong khi thông thường chỉ có từ 2 đến 3 tàu, trang Washington Free Becon trích dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ.

Trung Quốc có vẻ như đang phái đi một đội hàng trăm tàu cá đến bãi cạn Scaborough, hành động này cũng giống với những hành động mới đây trên biển Hoa Đông, trang Free Beacon nhận định.

Lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa của Trung Quốc đã kết thúc vào tháng này và nước này cần phải cử tàu chiến đến bãi cạn Scaborough để bảo vệ các ngư dân, theo chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Bắc Kinh lập luận. Tình hình an ninh trong các vùng biển này không đủ an toàn cho các tàu đánh cá của Trung Quốc sau khi tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực, ông Song giải thích.

“Rất nhiều ngư dân Philippines đã kéo nhau lên bãi cạn sau phán quyết không công bằng của tòa án, làm gia tăng bất ổn an ninh trong vùng biển, đây là lý do vì sao quân đội Trung Quốc phải tăng cường tuần tra”, Song biện bạch.

Ông Ramos trong cuộc họp báo tại Hong Kong đã nói rằng ông đã thảo luận vấn đề quyền đánh bắt ở Biển Đông với bà Phó Oánh, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc.

Thư ký Rafael Alunan cho rằng những cuộc hội đàm với phía Trung Quốc bao gồm khả năng thiết lập hệ thống “hai lối đi” sẽ cho phép họ hợp tác trong một vài khu vực trong khi vẫn độc lập giải quyết các vấn đề gây tranh cãi.

Tuần trước, người phát ngôn của lực lượng không quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Shen Jinke đã xác nhận Trung Quốc đã cử máy bay ném bom H-6K và các máy bay chiến đấu Su-30 để tiến hành tuần tra trong khu vực, bao gồm cả bãi cạn Scarborough.

Bãi cạn Scaborough là “một trong những vị trí chiến lược quan trọng của Trung Quốc trên Biển Đông…Trung Quốc nhất định sẽ xây dựng lực lượng an ninh hàng hải trên bãi cạn này”, ông Song khẳng định.

Giáo sư Wang Hanling, một chuyên gia hàng hải tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng báo cáo của Free Beacon nhằm gieo bất hòa cho Trung Quốc và Philippines, ông cũng đổ lỗi cho Nhật Bản và Mỹ. “Mỹ và Nhật Bản không vui khi chứng kiến cuộc gặp gỡ của ông Ramos với nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc, bà Phó Oánh. Hai nước này lo sợ Philippines sẽ tiến gần lại phía Trung Quốc”, ông Wang tự đắc.

Theo Free Beacon, việc xây dựng tiền đồn ở bãi cạn là việc Trung Quốc cần phải thực hiện vì nó sẽ mở rộng tầm với của lực lượng không quân nước này trong khu vực thêm ít nhất 1. 000km và thu hẹp khoảng cách vùng phủ sóng ra Luzon, cửa ngõ ra Thái Bình Dương. Trung Quốc có thể sẵn sàng hạ cánh ở đảo Phú Lâm và ba đường băng mới được cho là đã xây dựng trên Đá Vành Khăn, đá Chữ Thập và đá Subi ở quần đảo Trường Sa.

Nguồn tin cho biết thêm, Trung Quốc sẽ xây dựng một đường băng ở bãi cạn và thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm ở bãi Macclesfield, ngay phía đông quần đảo Hoàng Sa. Làm như vậy sẽ cho phép Trung Quốc canh chừng được căn cứ hải quân của Mỹ ở Guam. Lầu Năm Góc tháng trước đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ thay thế máy bay ném bom B-52 tại căn cứ này bằng loại máy bay ném bom chiến lược B-1 tiên tiến hơn.