Biển Đông: Mỹ rầm rộ giương oai, không cho phép bá quyền quân sự

VietTimes -- Tình hình Biển Đông nóng lên đòi hỏi Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Lực lượng then chốt đảm bảo vị thế Mỹ trong khu vực chính là sức mạnh không quân và hải quân, Business Insider điểm lại những loại vũ khí Mỹ có thể phô diễn sức mạnh, đối phó tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương (ảnh minh họa)
Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương (ảnh minh họa)

Theo Business Insider, tình hình vùng nước Biển Đông gia tăng căng thẳng khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự thông thường, chú trọng lực lượng hải quân, bồi đắp phi pháp và quân sự hóa Biển Đông, phát triển các hệ thống vũ khí trang bị nhằm làm suy giảm ưu thế công nghệ quân sự Mỹ.

Trong giai đoạn hiện nay, quân đội Trung Quốc đẩy mạnh tiến trình đóng tàu sân bay, tuyên bố sẵn sàng triển khai các hệ thống tên lửa phòng không trên các đảo nhân tạo, bồi đắp phi pháp trên biển Đông.

Những hoạt động này gây quan ngại và lo lắng lớn cho các quốc gia đồng minh Mỹ trong khu vực, khi những động thái này và những tuyên bố gần đây về quyền tài phán ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên biển Đông đe dọa trực tiếp hành lang vận tải thương mại trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm và rất nhiều tỷ tài nguyên khoáng sản, nằm sâu dưới đáy Biển Đông đang chờ được khai thác.

Là quốc gia có lợi ích rõ ràng trên Biển Đông, Mỹ quyết tâm duy trì quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế trong khu vực nóng bỏng này, sử dụng  sức mạnh ngoại giao và ưu thế quân sự vượt trội của mình. Đó là sức mạnh không quân hải quân và răn đe hạt nhân chiến lược.

Trong nhiều thập kỷ, cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tiễu trên các vùng nước Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông. Tàu sân bay USS Carl Vinson đang tuần tra thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông kể từ ngày 18/2.
Phó Đô đốc Hải quân Joseph Aucoin, tư lệnh trưởng Hạm đội 7 Mỹ phát biểu trong một hội nghị quân sự: "Chúng ta sẽ bay, hải hành và tiến hành các hoạt động huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ được biên chế một lực lượng không quân hùng mạnh, trong đó có các máy bay tiêm kích đa nhiệm F / A-18E Super Hornet và được yểm trợ bởi không đoàn máy bay ném bom B-1B Lancer mang bom hạt nhân từ căn cứ quân sự Guam.
Lực lượng tàu ngầm nguyên tử, tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM và những máy bay ném bom chiến lược là bộ ba vũ khí răn đe hạt nhân chủ lực của quân đội Mỹ, những máy bay ném bom B-1B trên căn cứ không quân Guam là một thông điệp cứng rắn về sức mạnh quân sự Mỹ trên Thái Bình Dương 
Không chỉ có B-1B, trên căn cứ sân bay Guam còn có cả máy bay ném bom B-52, B-2 Spirit, đại diện cho sức mạnh lực lượng không quân chiến lược Mỹ trên 60 năm thống trị Thái Bình Dương
Không có cường quốc quân sự nào có kinh nghiệm tác chiến trên tàu sân bay như lực lượng không quân hải quân Mỹ, các phi công chiến đấu của F/A-18 có bề dày kinh nghiệm tác chiến không biển dày dạn nhất trên thế giới. 
Hoạt động của các không đoàn Không quân Hải quân Mỹ được sự đảm bảo của hơn 7.000 thủy thủ và sĩ quan trên tàu sân bay, đảm bảo các máy bay luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
Tai mắt của cụm tàu sân bay tấn công chủ lực là những máy bay trinh sát tuần tiễu và cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, không có gì thoát khỏi radar của những chiếc máy bay này.
Những tàu sân bay Mỹ không đơn độc trên biển, hộ tống những không đoàn Không quân Hải quân trên biển có nhiều chiến hạm khác nhau, chẳng hạn như khu trục hạm Vinson.
Ngoài các tàu sân bay và các chiến hạm hộ tống, tham gia cụm tàu sân bay tấn công chủ lực còn có các chiến hạm hiện đại khác. Trong ảnh là một chiếc chiến hạm tàng hình tác chiến ven bờ USS Coronado , thủy thủy của tàu đang nghỉ ngơi trên biển.
Chiến hạm tàng hình USS Coronado được trang bị các máy bay trực thăng MH-60S Seahawk cùng với hai súng máy hạng nặng hai bên cửa đổ bộ, được sử dụng để đổ bộ, tấn công mặt nước và các hoạt động chống ngầm.
Nhưng chìa khóa cho sự thành công của Mỹ trên vùng biển xa là lực lượng đồng minh. Mỹ không hành động đơn phương mà luôn phối hợp chặt chẽ với đồng minh khu vực. Trong ảnh, các thủy thủ Mỹ và Hải quân Hoàng gia Brunei thực hành tác chiến, đổ bộ lên một con tàu.
Tháng 2.2017, Lính thủy đánh bộ Mỹ tiến hành cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo với Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, nhằm rèn luyện kỹ năng tấn công đổ bộ tái chiếm đảo.
Hơn thế nữa, binh sĩ Mỹ phải được huấn luyện trong môi trường tác chiến khó khăn, khắc nghiệt của địa hình khu vực. Trong ảnh là một lính công binh hải quân Seabee thực hành trong một đầm lầy ở Nhật Bản.
Nhờ những nỗ lực không ngừng trong các hoạt động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, phát triển khoa học công nghệ, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với đồng minh khu vực, lực lượng Hải quân Mỹ luôn duy trì được ưu thế sức mạnh trên vùng nước phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông.

QA