Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa: Cần giữ lại đất công, vì đó là của để dành!

VietTimes -- Phát biểu được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chia sẻ tại buổi làm việc với UBND quận Ngũ Hành Sơn khi nói về công tác quy hoạch tại quận này.
Ngày 10/1, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng lãnh đạo HĐND TP, UBND TP, cùng lãnh đạo các sở ban ngành của Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Quận ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn về định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể của quận n
Ngày 10/1, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng lãnh đạo HĐND TP, UBND TP, cùng lãnh đạo các sở ban ngành của Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Quận ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn về định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể của quận n
Ngày 10/1, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng lãnh đạo HĐND TP, UBND TP, cùng lãnh đạo các sở ban ngành của Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Quận ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn về định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể của quận này.
Tại buổi làm việc, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết,  quận Ngũ Hành Sơn có định hướng phát triển dịch vụ du lịch nên công tác bảo vệ môi trường cần được quan tâm hơn. Nhất là giữ gìn bảo tồn làng đá mỹ nghệ Non Nước trong đó có phòng tránh ô nhiễm. Bên cạnh đó, quận Ngũ Hành Sơn có 12km nhưng đến 33 dự án du lịch nên muốn ra biển đều bị ngăn cách. “Đặc thù hầu hết dự án giao đất trước năm 2006 và các lối ra biển gần như bị ngăn cách. Về việc này Bộ TNMT đã kiểm tra 15 dự án, Sở kiểm tra 9 dự án. Giờ còn 4 dự án chưa tiến hành gia hạn”, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng thông tin.
Liên quan đến vấn đề này, Bí thư Trương Quang Nghĩa cho rằng, việc chậm dự án là cơ hội để sửa sai. “Không phải chờ gia hạn xong 2 năm sau mới điều chỉnh thì muộn hết. Giao đất đồng nghĩa với giao cả bờ biển thì hỏng. Mỗi dự án khi đề nghị gia hạn thì UBND TP đều phải báo cáo với Ban Thường vụ”.
Tại buổi làm việc, ông  Nguyễn Nho Trung, Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng, quận Ngũ Hành Sơn từng bước hình thành đô thị hiện đại phía Đông Nam TP và trong thời gian qua, quận Ngũ Hành Sơn như một đại công trình. Hai nhóm vấn đề chính của Ngũ Hành Sơn là cần định hướng cơ cấu rõ ràng và làm sao thu hút đầy mạnh để kinh tế của quận phát triển bền vững. Xây dựng Làng nghề thì nó phải là sản phẩm du lịch, nhưng ô nhiễm môi trường thì cần suy nghĩ lại mô hình.
“Ngũ Hành Sơn còn thừa 5.000 lô đất. Quản lý dân cư quan trọng người ta lo lắng đây là phố Trung Quốc. Nhưng mình đã mở ra thì không thể nói phân biệt vấn đề là quản lý tăng cường cho tốt. Chứ không phân biệt đối tượng nào. Ngũ Hành Sơn có lợi thế ít nơi nào có đó là văn hóa vật thể và phi vật thể. Ra đề án sưu tầm bảo vệ tôn  tạo phát huy. Du lịch văn hóa thì Ngũ Hành Sơn là điểm đến. Sau này phá rồi thì không thể làm lại được nên cần xây dựng đội ngũ cán bộ tốt mới quán lý được”, ông Nguyễn Nho Trung nhấn mạnh.
Trước ý kiến của các đơn vị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng: “Quá trình phát triển đô thị hóa của quận Ngũ Hành Sơn cũng giống các địa phương khác, cũng gắn vào con người quản lý đô thị. Ngũ Hành Sơn là một trong những quận phát triển nóng của TP trong thời gian qua. Nóng như vậy mà chúng ta giữ được nhịp độ thì tôi nghĩ rằng sự quyết tâm và ủng hộ của người dân rất lớn. Cải cách hành chính so với các quận chúng ta đứng nhất, ứng dụng công nghệ thông tin đứng thứ hai. Đây là đặc điểm rất nổi bật của Ngũ Hành Sơn, nhưng sao cho người dân không kêu ca gì nữa thì mới đạt yêu cầu”.
Công tác quy hoạch du lịch ven biển quận Ngũ Hành Sơn khiến lối xuống biển của người dân bị bítCông tác quy hoạch du lịch ven biển quận Ngũ Hành Sơn khiến lối xuống biển của người dân bị bít

Về công tác quy hoạch KT-XH, ông Trương Quang Nghĩa cho rằng cần tập trung rà soát lại, điều chỉnh quy hoạch KT-XH cũng như quy hoạch chung cho phù hợp.

“Đối với Thường vụ thì chúng ta không vội vàng, dừng lại một chút để rà soát tổng thể. Nếu chúng ta không có quy hoạch tốt thì các dự án vào đó phá vỡ hết. Bài học của Hòa Vang là rất điển hình. Các dự án ven biển hiện có 33 dự án trên chiều dài 12km, cơ bản quy hoạch ổn rồi, góp phần phát triển du lịch nhưng lợi ích của địa phương thế nào. Đối với 33 dự án đề nghị các dự án đang chậm thì cho chậm lại, đây là của quý của chúng ta. Không vội vàng gì cả. Nếu chúng ta giữ được thì coi như là của để dành. 
Ngũ Hành Sơn mà không có biển thì không còn ra cái gì cả. Đối với 33 dự án cũng vậy. Vừa rồi Thường trực chúng tôi cũng đã nêu yêu cầu với UBND TP. Đó là sẽ lên đề án làm đường đi bộ và xe đạp ven biển. Và bờ biển phải là của chung, cộng đồng chứ không phải của một resort nào hết. Sở Xây dựng sớm vạch lại cái ý đó. Chúng ta sẽ có một cái đường khoảng 3-5m chỉ để phục vụ cho người đi bộ dạo mát, tắm biển và đi xe đạp thôi. Đối với các đường xuống biển, các bãi tắm đề nghị quan tâm, đầu tư cho bài bản”, Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, ông Nghĩa nhấn mạnh: “Các dự án đất công cần giữ lại một cách chặt chẽ và không nóng vội. Còn tí nào thì nó là cái của gần như là của để dành”.