Bị chơi xỏ, Coca-Cola buộc phải hủy chiến dịch quảng cáo trên Twitter

Chiến dịch #MakeItHappy của Coca-cola sử dụng một thuật toán tự động nhằm biến các tweet tiêu cực trên Twitter thành hình ảnh những điều hạnh phúc, đã bị Gawker lợi dụng.

Coca-Cola buộc phải hủy bỏ chiến dịch quảng cáo của mình trên Twitter sau khi một chiến dịch khác của Gawker đã biến các dòng tweet đó thành lời giới thiệu của cuốn sách “Mein Kampf” của Adolf Hitler.

Chiến dịch này được gọi tên là “Hãy vui vẻ lên” và được giới thiệu trong một quảng cáo giữa trận Super Bowl. Trong quảng cáo đó, Coca-cola đã mời mọi người đăng một dòng tweet với nội dung tiêu cực có kèm dòng hashtag #MakeItHappy.

Ý tưởng này dựa trên việc sử dụng các thuật toán sẽ tự động chuyển hóa các dòng tweet trên bằng cách sử dụng hệ thống mã hóa ASCII thánh các bức tranh về những điều vui vẻ, như một con chuột dễ thương, một cây cọ đeo kính râm hoặc một cái đùi gà đeo mũ cao bồi.

Trong một thông cáo báo chí, Coca-cola cho biết, chiến dịch này sẽ nhắm đến việc “giải quyết xu hướng tiêu cực tràn lan gây ra sự ô nhiễm trên các mạng xã hội cũng như các bài bình luận trên internet”.

Tuy nhiên, báo lá cải Gawker lại nảy sinh ý tưởng khác. Trưởng phòng biên tập của báo này, Adam Pash, đã tạo ra một tài khoản Twitter có tên @MeinCoke và cài đặt nó để kèm những dòng giới thiệu về cuốn sách Mein Kampf và gắn vào những dòng hashtag #MakeItHappy.

Hậu quả là chỉ sau vài tiếng đồng hồ, vào sáng thứ Ba (3/2) vừa rồi, trang Twitter của Coca-cola đã xuất hiện rất nhiều đoạn trích của Adolf Hitler, mặc dù được minh họa bằng các hình ảnh quả chuối cười hoặc con mèo đánh trống.

Thuật toán này mạnh đến mức đã làm Coca-cola đăng tải dòng tweet: “Bố tôi là một công chức hoàn thành nhiệm vụ của mình rất tận tâm” nhưng đi kèm lại là hình ảnh một con tàu cướp biển với khuôn mặt chột, trước khi tài khoản của Coca-cola không phản hồi lại.

Đến thứ Tư vừa rồi, chiến dịch của Coca-cola đã bị đình chỉ hoàn toàn. Trong một thông cáo tới AdWeek, phát ngôn viên của Coca-cola cho biết: “Thông điệp của #MakeItHappy rất đơn giản: Internet phụ thuộc vào chính chúng ta. Chúng tôi luôn hy vọng mọi người sẽ biến Internet thành một môi trường tốt đẹp hơn. Thật buồn khi Gawker lại muốn biến nó thành một thứ tồi tệ”.

Thông cáo trên còn chỉ ra rằng: “Xây dựng thuật toán làm lây lan sự ghét bỏ với #MakeItHappy là một ví dụ điển hình của việc lây lan những ý tưởng tiêu cực trên Internet mà Coca-cola đang có gắng xóa bỏ”.

Giám đốc điều hành của Twitter, Dick Costolo cũng chia sẻ điều này, khi viết trong bản ghi nhớ nội bộ với các nhân viên rằng, ông rất xấu hổ vì sự thất bại của Twitter khi đối phó với các trò phá hoạt trên mạng.

Tạp chí Verge đã giới thiệu bản báo cáo này hôm thứ Tư vừa rồi, trong đó có viết: “Chúng tôi đã đối phó với việc lạm dụng và trêu chọc trên nền tảng của chúng tôi và chúng tôi bị những điều đó quất rầy rất nhiều những năm vừa qua”.

Ông Costolo còn cho biết: “Tôi thật sự xấu hổ về sự yếu kém của chúng tôi trong việc đối phó với các vấn đề trên trong nhiệm kỳ làm CEO của mình. Điều này thật sự vô lý, và không có lý do bào chữa nào hết. Tôi sẽ nhận mọi trách nhiệm vì không quyết liệt hơn trong việc giải quyết vấn đề này. Lỗi trong việc này thuộc về tôi chứ không phải ai khác. Chúng tôi sẽ cho những kẻ phá hoại này thấy rằng, khi chúng định tấn công bằng bất kỳ cách nào, sẽ không ai bị ảnh hưởng cả”.

Coca-cola không phải đối tác đầu tiên của Twitter bị vướng phải rắc rối này. Vào tháng 11/2014, New England Patriots cũng buộc phải đưa ra lời xin lỗi sau khi để các thuật toán phá hoại lừa họ đưa ra những dòng tweet mang tính phân biệt chủng tộc vào tài khoản chính thức của các câu lạc bộ thể thao.

                                                                    Theo ĐTCK