Bất lợi địa lý, Trung Quốc nguy cơ thua thảm nếu chiến tranh với Mỹ

VietTimes -- Mỹ có thể dùng mọi phương thức có lợi đánh vào các giới hạn trong thực hiện tham vọng của Trung Quốc, dùng các loại vũ khí để buộc Trung Quốc quay lại trạng thái phòng thủ, tiêu hao các nguồn lực của Trung Quốc.
Nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc bay qua eo biển Miyako để tiến hành diễn tập. Ảnh: Tân Hoa xã
Nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc bay qua eo biển Miyako để tiến hành diễn tập. Ảnh: Tân Hoa xã

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 2/6 đăng bài viết gần đây của Jerry Hendriks, giám đốc Chương trình đánh giá và chiến lược quốc phòng và nhà nghiên cứu Robert Bateman thuộc Chương trình an ninh quốc tế, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS).

Bài viết vẽ ra viễn cảnh tàu chiến Mỹ-Trung sẽ giao tranh với nhau. Tên lửa sẽ nhanh chóng phóng lên không trung, tấn công tàu đối phương với tốc độ siêu âm. Binh sĩ thương vong, tàu chiến bị chìm, quốc gia hoặc phát triển đi lên hoặc suy vong. Mặc dù thời gian xảy ra chiến tranh còn là một ẩn số, nhưng chiến trường thì ai cũng đã biết.

Vị trí địa lý là vấn đề mang tính quyết định để xây dựng kế hoạch quân sự, từ chiến thuật đến chiến lược, những nhà làm kế hoạch ở các cấp đều hiểu rất rõ. Mặc dù lực lượng chiến đấu đặc biệt có thể vượt qua được những môi trường bất lợi trên đất liền và trên biển, nhưng lực lượng hậu cần tiến hành bảo đảm phía sau lại hầu như không có khả năng cơ động tương tự.

Tổng quan lịch sử được ghi chép, điều này buộc quân đội và hạm đội đi vào vào những tuyến đường không thể thay đổi, dẫn đến cuộc chiến tiếp tục xảy ra ở những địa điểm giống nhau.

Những tuyến đường hàng hải quan trọng như Biển Đông, eo biển Sunda và eo biển Malacca sẽ cung cấp bối cảnh cho các cuộc chiến tranh trên biển trong tương lai. Vị trí địa lý và địa - chính trị đan xen lẫn nhau.

Điều không may mắn cho Trung Quốc là sự bất lợi về vị trí địa lý, còn địa chính trị cũng rất gay go. Ưu thế của phương Tây trên phương diện này chắc chắn không để lãng phí vô ích.

Đạo lý rất đơn giản. Trên biển có các tuyến đường giao thông hoàn thiện như các tuyến đường giữa các bang của Mỹ. Thông thường, những tuyến đường giao thông này là tuyến đường kinh tế nhất, ngắn nhất của đi lại trên biển, không bị ảnh hưởng bởi hướng gió và dòng chảy như thời đại thuyền buồm.

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc cất cánh ở một sân bay tại Hoa Đông. Ảnh: Tân Hoa xã
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc cất cánh ở một sân bay tại Hoa Đông. Ảnh: Tân Hoa xã

Tuy nhiên, các tuyến đường tương tự luôn là điểm nút buộc phải đi qua và bị hạn chế rất lớn, vì vậy tồn tại khả năng rất dễ bị tấn công. Trong chiến tranh, phát hiện đối thủ hầu như giống như đã áp dụng hành động. Khi đối thủ hoàn toàn phải sử dụng một trong số ít những tuyến đường bị hạn chế về địa lý thì sẽ phải đưa ra sự lựa chọn.

Nói một cách đơn giản, kiểm soát các tuyến đường quan trọng kiểu "yết hầu" sẽ có thể quyết định tiến trình của xung đột. Vì vậy, cho dù trong những thời điểm không có chiến tranh, kiểm soát những tuyến đường eo biển này về cơ bản đã bảo đảm được cơ hội đi tới giàu mạnh của đất nước.

Người Trung Quốc nhận thức lại được tham vọng toàn cầu của họ làm cho họ đứng ở vị trí địa lý bất lợi, từ đó luôn lạc hậu trong "đường cong" nước lớn. Điều này có thể dùng để giải thích rất nhiều cách làm của Trung Quóc trong 20 - 30 năm qua như việc phát triển quân sự và các hành động địa - chính trị.

Trong vài thế hệ, họ đều coi chuỗi đảo ở duyên hải là lá chắn, đó là bức "Trường Thành" trên biển từng bảo vệ họ có hiệu quả. Nhưng, gần đây họ phát hiện những chuỗi đảo này không phải chặn kẻ thù ở bên ngoài, mà là kìm kẹp họ ở bên trong.

Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách thông qua ra sức đầu tư vào tên lửa, tàu chiến, máy bay và cơ sở cảng biển để kiểm soát duyên hải và biển xa, từ đó khắc phục những hạn chế của vị trí địa lý.

Ở góc độ này, dư luận sẽ hiểu được tại sao Trung Quốc có một loạt hành động (phi pháp) ở Biển Đông. Họ tìm cách biến Biển Đông thành "ao nhà" của mình và bố trí pháo đài dày đặc.

Tương tự, mặc dù Trung Quốc và hải quân của họ chưa có khả năng kiểm soát eo biển Sunda và eo biển Malacca quan trọng, nhưng họ đang xây dựng một loạt cảng biển chạy qua các eo biển như cảng Hambantota ở cực nam Sri Lanka và cảng Gwadar ở Pakistan. Điều này giúp cho Trung Quốc có thể ngăn chặn kẻ địch tiến vào các eo biển này. Một động thái mới nhất là Trung quốc đang xây căn cứ ở Djibouti.

Máy bay ném bom H-6K và máy bay chiến đấu Su-30 Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Tân Hoa xã
Máy bay ném bom H-6K và máy bay chiến đấu Su-30 Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Tân Hoa xã

Những hành động này và sự tính toán địa - chiến lược chính trị ở phía sau không thể tránh khỏi sẽ làm cho Trung Quốc rơi vào xung đột với Mỹ và đồng minh. Điều may mắn đối với Mỹ là họ rất hiểu và đã "cắm rễ sâu" ở những địa điểm có thể xảy ra xung đột trong tương lai.

Trong khi đó, Trung Quốc đầu tư lâu dài đối với máy bay chiến đấu tàng hình, vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí tấn công chính xác cùng với vũ khí siêu thanh, từ đó có thể hướng vào xử lý các mục tiêu trên biển mà những eo biển trên đại diện. Sai lầm chiến lược của Trung Quốc là kinh tế của họ cần sử dụng những eo biển đó, trong khi kinh tế Mỹ lại không cần.

Các nước hoạch định chiến lược bao gồm quyết định chiến tranh cần đưa ra sự lựa chọn đối với triển vọng của chiến tranh: hủy diệt, tiêu hao, suy yếu. Nhưng chính như điều mà người Trung Quốc nhận thức lại được, vị trí địa lý vẫn là nhân tố kiềm chế "tĩnh".

Mỹ cần tìm mọi cách đưa ra học thuyết, xây dựng tổ chức và phát triển công nghệ, tận dụng mọi phương thức có lợi nhất, đánh vào những giới hạn khi người Trung Quốc thực hiện tham vọng của họ. Những bộ cảm ứng, ngư lôi, tên lửa, máy bay không người lái, tàu chiến không người lái trên mặt nước và tàu ngầm có thể buộc Trung Quốc quay trở lại trạng thái phòng thủ, ảnh hưởng đến chi tiêu của họ trong vài chục năm tới, đồng thời giúp Mỹ có thể dành được nhân lực, vật lực cho các lĩnh vực khác.