Báo Nga lý giải tại sao quân đội Việt Nam bất khả chiến bại

Các chiến sĩ quân đội Việt Nam luôn chiến đấu với tinh thần bất khuất và dũng mãnh, nhờ kỹ năng nghiệp vụ cao của đội ngũ cán bộ chỉ huy họ luôn vượt trội so với kẻ thù trong chiến lược và chiến thuật quân sự, chuyên gia Nga phân tích trên Sputnik
Lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập thực binh
Lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập thực binh

Trong 6 tháng qua, Việt Nam đã thăng tiến trên bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu của tổ chức Global Firepower, lại tăng 1 bậc từ hạng 17 lên thứ hạng 16 thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam, nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov cho biết: Bảng xếp hạng này phản ánh đúng tình hình thực tế. Bởi vì kể từ khi được thành lập vào năm 1944, Quân đội Nhân dân Việt Nam không bao giờ hứng chịu thất bại nào. Việt Nam đã giành phần thắng trong các cuộc chiến với bộ máy quân sự của Pháp và Mỹ, với Khmer Đỏ tại Campuchia, trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Các chiến sĩ Việt Nam luôn chiến đấu với tinh thần bất khuất và dũng mãnh, nhờ kỹ năng nghiệp vụ cao của đội ngũ cán bộ chỉ huy, họ luôn vượt trội so với kẻ thù trong chiến lược và chiến thuật quân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Được - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, rất tự hào khi nói về lịch sử vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là nhiều cán độ chỉ huy của quân đội Việt Nam đã được đào tạo tại các học viện quân sự của Liên Xô và Nga, quân đội Việt Nam trang bị chủ yếu các loại vũ khí của Liên Xô và Nga.
Lực lượng đặc nhiệm biệt động Việt NamLực lượng đặc nhiệm biệt động Việt Nam
Binh chủng đặc công đặc biệt tinh nhuệ - niềm tự hào của quân đội Việt NamBinh chủng đặc công đặc biệt tinh nhuệ - niềm tự hào của quân đội Việt Nam

Trên thực tế, Liên Xô đã bắt đầu cung cấp vũ khí cho các chiến sĩ Việt Nam vào đầu thập niên 50 thế kỷ trước. Năm 1954, trong trận chiến Điện Biên Phủ mà chiến thắng này đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những người lính của quân đội Việt Nam đã có khoảng 20 hệ thống pháo phản lực Katyusha. Các hệ thống Katyusha đã làm quân Pháp vô cùng hoảng sợ, cảnh tương tự đã từng xảy ra với quân Hitler trong Thế chiến II.

Trong những năm 1960-1970, các tên lửa và máy bay quân sự Liên Xô viện trợ đã tiêu diệt khoảng 1.700 máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng T-54 của Liên Xô đã tiến vào dinh Độc Lập tại Sài Gòn. Trong năm 1979, các hệ thống tên lửa đa nòng Grad của Liên Xô đã giúp các chiến  sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đẩy lùi cuộc tiến công của đội quân xâm lược hơn nửa triệu người trong cuộc chiến biên giới phía bắc.

Hợp tác kỹ thuật - quân sự là một trong trong lĩnh vực quan trọng nhất trong sự hợp tác Việt-Nga.  Thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đạt 90%. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận được 6 tàu ngầm Nga lớp Kilo, mà phương Tây đặt biệt danh "Hố đen đại dương" vì loại tàu này chạy cực êm trong lòng biển, rất khó dò tìm.
Các chiến sĩ Việt Nam nắm vững được một cách hoàn hảo kỹ năng  lái các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Su của Nga, tàu mang tên lửa Tarantul và Molnya, tàu tuần tra Svetlyak và tàu hộ vệ Gepard, cũng như hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, mà mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn 600km cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km 2.
Tàu ngầm kilo và chiến hạm Gepard của hải quân Việt Nam
Tàu ngầm kilo và chiến hạm Gepard cùng trực thăng săn ngầm của hải quân Việt Nam
Chiến hạm tấn công nhanh Molniya của hải quân Việt Nam diễn tập phóng tên lửa
Chiến hạm tấn công nhanh Molniya của hải quân Việt Nam diễn tập phóng tên lửa

Trong một cuộc trao đổi với Sputnik, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Khắc Nguyệt nói:

"Nga đã và đang là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, là đối tác chắc chắn đáng tin cậy nhất. Vũ khí Nga phù hợp với học thuyết quân sự Việt Nam, trang thiết bị quân sự của Nga có lợi thế ưu việt không thể bàn cãi so với kỹ thuật của phương Tây: đơn giản hơn, dễ sử dụng, có hỏa lực mạnh hơn, và người Việt Nam có thể tự sửa chữa được khi có trục trặc. Không kém quan trọng nữa là thực tế vũ khí Nga có giá thành rẻ hơn so với trang bị phương Tây.
Vì vậy, trong điều kiện khả năng lựa chọn đang ngày càng mở rộng và Việt Nam thi hành chính sách đa phương hóa thị trường mua sắm trang thiết bị quân sự, nhưng trong nhiều năm nữa, về cơ bản các loại vũ khí trang bị của quân đội và hải quân Việt Nam vẫn sẽ là các sản phẩm mang dấu hiệu "sản xuất tại Nga".
Theo Sputnik