Bạo loạn bùng nổ ở Kazakhstan, Nga đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào giúp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tình hình ở Kazakhstan diễn biến phức tạp, các cuộc biểu tình hòa bình đã diễn biến thành bạo loạn, Tổ chức An ninh Tập thể do Nga đứng đầu quyết định đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào giúp theo yêu cầu.
Lực lượng an ninh và người biểu tình đụng độ trên đường phố (Ảnh: Đông Phương).
Lực lượng an ninh và người biểu tình đụng độ trên đường phố (Ảnh: Đông Phương).

Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 6/1, những ngày gần đây, do dân chúng không hài lòng với việc giá ga hóa lỏng (LNG) tăng cao ở Kazakhstan, các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn đã nổ ra ở thủ đô Nur-Sultan và thành phố lớn nhất Almaty. Mặc dù nội các chính phủ từ chức, nhưng xung đột vẫn không thể được dập tắt. Ngày 5/1, những người biểu tình đã tấn công và phóng hỏa dinh thự của tổng thống và văn phòng của thị trưởng Almaty. Bộ Nội vụ Kazakhstan tuyên bố rằng các cuộc biểu tình đã khiến ít nhất 8 cảnh sát và binh sĩ Lực lượng Vệ binh Quốc gia thiệt mạng và 317 người khác bị thương; chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Đồng thời, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đã quyết định đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan.

Người biểu tình chiếm tòa thị chính Almaty (Ảnh: Đông Phương).

Người biểu tình chiếm tòa thị chính Almaty (Ảnh: Đông Phương).

Truyền thông Anh dẫn lời những người thông thạo về vấn đề này đưa tin rằng một số lượng lớn người biểu tình đã xông vào tòa nhà của văn phòng thị trưởng Almaty, một số người đã phóng hỏa đốt tòa nhà. Theo các hình ảnh hiện trường được lan truyền trên mạng, khói và lửa lớn đã bốc ra từ tòa nhà chính phủ vào ban đêm với nhiều tiếng súng được nghe thấy. Nguồn tin cũng chỉ ra rằng những người biểu tình hiện đang kiểm soát sân bay của Almaty và tất cả các chuyến bay đến và đi từ Almaty đã tạm thời bị hủy bỏ.

Các nhân chứng cho biết, cảnh sát ban đầu đã điều xe bọc thép và sử dụng hơi cay và bom chớp để giải tán người biểu tình. Tuy nhiên, sau khi xung đột leo thang, cảnh sát dường như đã rời khỏi một số đường phố trong thành phố “thành phố ở vào tình trạng vô chính phủ, không hề thấy bóng dáng cảnh sát ở đâu". Những người biểu tình xông vào cửa hàng để phá phách và cướp hàng hóa. Một đoạn video khác cho thấy tại thành phố Tardikurgan ở miền đông Kazakhstan, những người biểu tình đã xô đổ và phá hủy một bức tượng đồng của cựu Tổng thống Nazarbayev.

Những người lạ chở súng đến phát cho người biểu tình (Ảnh: Sina).

Những người lạ chở súng đến phát cho người biểu tình (Ảnh: Sina).

Sáng sớm ngày thứ Năm (6/1) Tổng thống Kazakhstan Kassym Jomart Tokayev tuyên bố, sân bay ở Almaty và 5 máy bay trong đó có cả máy bay nước ngoài đã bị "các phần tử khủng bố" chiếm giữ. Ông tuyên bố rằng các băng nhóm tổ chức bạo loạn ở Kazakhstan được đào tạo ở nước ngoài, và chúng đang cố gắng chiếm các cơ sở quan trọng ở Almaty, bao gồm cả kho vũ khí. Các học viên nhà trường quân sự địa phương đang chiến đấu với các băng nhóm này. Lực lượng đổ bộ đường không của Bộ Quốc phòng Kazakhstan cũng đang giao chiến ác liệt với "những kẻ khủng bố" gần Almaty.

Ông Tokayev nhấn mạnh rằng tình hình ở Kazakhstan đã không chỉ là một mối đe dọa, mà là một cuộc tấn công vào sự toàn vẹn của đất nước, một cuộc tấn công vào các công dân Kazakhstan.

Ông cho rằng đất nước đang phải hứng chịu các cuộc tấn công và xâm lược từ bên ngoài và hiện đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu để đối phó với "mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố" trong nước.

Dinh thự của Tổng thống bị đốt (Ảnh: Đông Phương).

Dinh thự của Tổng thống bị đốt (Ảnh: Đông Phương).

Tokayev cam kết, với tư cách là Tổng thống, ông sẽ làm mọi điều có thể để bảo vệ tính mạng và tài sản của dân chúng. Ông nói rằng đất nước hiện đang trải qua một thời điểm rất khó khăn trong lịch sử, nhưng cuối cùng sẽ cùng nhau giành chiến thắng.

Thủ tướng Armenia Nikol Vovayi Pashinyan, Chủ tịch Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, sau đó đã tuyên bố trên Facebook rằng CSTO sẽ gửi quân đội gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan để giúp ổn định và bình thường hóa đất nước trong một khoảng thời gian giới hạn, đồng thời quy kết cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn ở Kazakhstan là do "sự can thiệp từ bên ngoài". Tổng thống Kazakhstan Tokayev trước đó đã thông báo đặt thủ đô Nur-Sultan, thành phố Almaty và tỉnh Mangystau vào tình trạng khẩn cấp trong 14 ngày, bao gồm thực thi áp đặt lệnh giới nghiêm, hạn chế người ra vào và cấm tụ tập đông người. Sáng thứ Năm (6/1), đài truyền hình nhà nước của Kazakhstan đưa tin tình trạng khẩn cấp đã được mở rộng khắp đất nước và sẽ được duy trì cho đến ngày 19/1/2022.

Tượng đồng của cựu Tổng thống Nazarbayev bị phá hủy (Ảnh: Đông Phương)

Tượng đồng của cựu Tổng thống Nazarbayev bị phá hủy (Ảnh: Đông Phương)

Ngày 5/1, theo giờ địa phương, ông Kalashnikov, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề SNG của Duma Quốc gia Nga (Hạ nghị viện) tuyên bố Nga có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Kazakhstan Tokayev về việc trấn áp khủng bố thông qua Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể.

Mỹ và Liên Hợp Quốc vào thứ Tư (5/1) đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ Kazakhstan nên thể hiện sự kiềm chế khi đối phó với bạo động. Nhà Trắng đã mạnh mẽ phủ nhận “chỉ trích của Nga” nói Mỹ ủng hộ cuộc bạo loạn, thay vào đó đã chỉ trích Nga, mô tả tuyên bố của Nga là "điên rồ".

Phát ngôn viên Nhà Trắng bà Jen Psaki cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (5/1) theo giờ Washington rằng Nhà Trắng đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình ở Kazakhstan, kêu gọi tất cả các bên giữ bình tĩnh, những người biểu tình nên bày tỏ ý kiến ​​một cách hòa bình và hy vọng rằng chính phủ Kazakhstan thực hiện kiềm chế. Bà cũng đề cập rằng Nga “có một số tuyên bố điên rồ” về sự hậu thuẫn của Mỹ và bác bỏ: "Nhân cơ hội này rồi bày tỏ rằng điều này là hoàn toàn sai lầm. Đây rõ ràng là một phần của kịch bản thông tin giả của Nga."

Các cửa hiệu bị người biểu tình cướp phá (Ảnh: Đông Phương).

Các cửa hiệu bị người biểu tình cướp phá (Ảnh: Đông Phương).

Tuy nhiên, truyền thông Nga chỉ ra rằng bà Psaki không nói rõ ai ở Nga đã tuyên bố rằng Mỹ đóng một số vai trò nhất định trong cuộc bạo loạn ở Kazakhstan. Các cơ quan truyền thông Nga cũng chỉ ra rằng Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã bày tỏ đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình ở Kazakhstan và kêu gọi giải quyết vấn đề một cách hòa bình; Điện Kremlin cũng cảnh báo về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc xung đột, nói Kazakhstan có thể tự xử lý các vấn đề của mình, nhưng cả hai tuyên bố này đều không hề đề cập đếntên Mỹ.

Ngoài ra, người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric hôm thứ Tư (5/1) đã phản ứng trước cuộc bạo động ở Kazakhstan, nói rằng Liên Hợp Quốc đang tiếp tục theo dõi và giám sát tình hình địa phương và cho rằng điều rất quan trọng là tất cả các bên liên quan phải thực hiện kiềm chế, ngăn chặn bạo lực và khởi xướng đối thoại để giải quyết các vấn đề. Ông Dujarrik cũng chỉ ra rằng Liên Hợp Quốc có văn phòng và đại diện ở Kazakhstan và an toàn của các nhân viên ở đây tạm thời không bị đe dọa trong thời điểm hiện tại.