Báo Hoa ngữ: Trung Quốc, Mỹ chạy đua tranh giành quyền bá chủ trên không

VietTimes – Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 4/8 đã đăng bài “Thời đại của máy bay thế hệ thứ sáu đã đến, Trung Quốc và Mỹ tranh giành quyền bá chủ trên không” của Trần Tôn Dật viết về cuộc chạy đua nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trên thế giới, VietTimes xin chuyển ngữ để bạn đọc tham khảo. Quan điểm trong bài là của tác giả.
Phác đồ máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Northrop Grumman, Mỹ (Ảnh: Đa Chiều).
Phác đồ máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Northrop Grumman, Mỹ (Ảnh: Đa Chiều).

Thời gian trôi rất nhanh, các quốc gia vừa bắt đầu chấp nhận cái gọi là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm đắt tiền như F-22A, F-35, J-20 và Su-57 vào đầu thế kỷ 21. Khi mà nhiều quốc gia còn chưa dám nghĩ tới mua chúng vì giá quá đắt thì các cường quốc quân sự đã bắt đầu nghĩ đến thế hệ máy bay chiến đấu thứ sáu.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu phải đáp ứng các điều kiện nào? Các quốc gia khác nhau trên thế giới có định nghĩa khác nhau theo nhu cầu và sự phát triển công nghệ của họ. Nhưng về cơ bản, nó có thiết kế tàng hình tiên tiến hơn, tỷ lệ vật liệu tổng hợp được sử dụng để chế tạo thân máy bay lớn hơn, động cơ chu kỳ biến đổi (VCE) mạnh hơn, radar mảng quét điện tử chủ động AESA tiên tiến hơn, máy tính có bộ xử lý mạnh hơn và phù hợp với điều kiện phối hợp tác chiến với máy bay không người lái....Về cơ bản đó là những yêu cầu chung của tất cả các cường quốc đối với loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

J-20 của Trung Quốc đã được sản xuất hàng loạt (Ảnh: SCMP).
J-20 của Trung Quốc đã được sản xuất hàng loạt (Ảnh: SCMP).

Do việc phát triển và giá thành chế tạo máy bay chiến đấu ngày càng đắt đỏ, rất ít quốc gia trên thế giới có thể độc lập phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Nhìn khắp thế giới, hiện chỉ có Trung Quốc và Mỹ có kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đáp ứng được các điều kiện trên. Nước Nga chỉ là một thế lực của quá khứ và ngay việc sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của họ vẫn đang có vấn đề. Mặc dù kế hoạch nghiên cứu về máy bay thế hệ thứ sáu đã được lập ra, nhưng việc triển khai phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Nga. Còn Nhật Bản và châu Âu cũng đã có ý tưởng về máy bay chiến đấu thế hệ sáu, do các yếu tố khác nhau như công nghệ, ngân sách và năng lực nghiên cứu phát triển, môi trường chiến lược và giả định chiến thuật, các quốc gia có định nghĩa khác nhau về máy bay thế hệ thứ sáu; do điều kiện kinh tế, việc nghiên cứu phát triển riêng có khó khăn, nhưng cũng có cơ hội rất lớn để hợp tác phát triển và sản xuất máy bay thế hệ thứ sáu.

Máy bay thế hệ thứ sáu thuộc về cuộc chiến giành quyền bá chủ trên không cho những năm 2030. Hiện tại, chỉ có hai nước Trung Quốc và Mỹ bắt đầu tham dự cuộc đua. Việc sản xuất máy bay chiến đấu J-20B ở Trung Quốc đại lục đã bắt đầu thực hiện xuất xưởng hàng loạt máy bay hậu thế hệ thứ năm do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo này. Các công nghệ cốt lõi của máy bay thế hệ thứ sáu của Trung Quốc, cũng bắt đầu được bí mật triển khai vào giữa những năm 2010. Còn phía Mỹ, để duy trì vị thế siêu cường của mình, đã đẩy nhanh tốc độ thiết kế và phát triển máy bay thế hệ thứ sáu trong những năm gần đây. Do nhu cầu khác nhau của Không quân và Hải quân Mỹ, có thể Mỹ đồng thời có từ hai loại máy bay thế hệ thứ sáu trở lên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa được khẳng định.

Hình vẽ giả tưởng của Mỹ về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc (Ảnh: MSIC)
Hình vẽ giả tưởng của Mỹ về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc (Ảnh: MSIC)

J-20B xuất hiện và được sản xuất hàng loạt

Kể từ năm 2017, quân đội Mỹ do mong muốn duy trì ưu thế tuyệt đối, đã hợp tác với hãng Lockheed Martin để đầu tư vào dự án "Tên lửa chiến thuật liên hợp trên không" có số hiệu AIM-260 có tầm bắn được ước tính tương đương với loại Thunderbolt-15 (hay PL-15) của Trung Quốc, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đang nỗ lực cải tiến động cơ của tên lửa AIM-9X Sidewinder để chống lại Thunderbolt-10 (PL-10). Các động thái này cho thấy sự cảnh giác của Mỹ đối với công nghệ quân sự luôn thay đổi của PLA và cũng xác nhận rằng việc Trung Quốc triển khai J-20 đã thực sự gây chấn động quân đội Mỹ.

Hình vẽ giả tưởng MiG-41 của Nga (Ảnh: Đa Chiều)
Hình vẽ giả tưởng MiG-41 của Nga (Ảnh: Đa Chiều)

Kế hoạch phát triển máy thế hệ thứ sáu bí ẩn của Trung Quốc

"Kế hoạch máy bay chiến đấu thế hệ mới" do Viện nghiên cứu hàng không Trung Quốc đề xuất dựa trên các tiêu chuẩn phân định máy bay chiến đấu hiện có của nước này và là một thế hệ máy bay chiến đấu mới mới dựa trên cơ sở máy bay J-20. Coi nó là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc, hay máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu theo các tiêu chuẩn của Mỹ và Nga cũng không thật sự cần thiết. Khi nào máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc được phát triển thành công và nó sẽ trông như thế nào đang là điều được mọi người quan tâm.

Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ sáu của Airbus (Ảnh: Đa Chiều).
Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ sáu của Airbus (Ảnh: Đa Chiều).

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ sáu?

Vào tháng 5 năm 2016, nhóm dự án "Air Superiority 2030" (Ưu thế trên không 2030) của Không quân Mỹ sau một năm nghiên cứu đã đệ trình "Kế hoạch bay ưu thế trên không 2030" và đề xuất khái niệm "vượt trội trên không" (PCA). Trong tương lai, khi phải đối mặt với khả năng "chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực (A2/AD)" ngày càng phát triển của các cường quốc quân sự, khả năng phóng, ném hỏa lực của quân đội Mỹ sẽ bị hạn chế và "ưu thế về số lượng" sẽ tiếp tục bị mất.

Tư duy mới về phòng không Nga

Năm 2016, ông Alexander Taneyev, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, tuyên bố rằng toàn bộ hơn 120 chiếc MiG-31 hiện có trong biên chế quân đội Nga sẽ ngừng hoạt động vào năm 2028 và được thay thế bằng loại máy bay đánh chặn tầm cao mới MiG-41.

Mô hình máy bay thế hệ thứ 6 F-3 của hãng Mitsubishi, Nhật Bản, (Ảnh: Đa Chiều).
Mô hình máy bay thế hệ thứ 6 F-3 của hãng Mitsubishi, Nhật Bản, (Ảnh: Đa Chiều).

Tình hình phát triển của máy bay thế hệ thứ sáu tại các quốc gia có sức mạnh trung bình như Nhật Bản và châu Âu

Nhu cầu phòng không của Anh và Nhật Bản khá giống nhau. Nhật Bản phải đối phó với nhu cầu đánh chặn các máy bay chiến đấu tầm cao và tốc độ cao từ Trung Quốc đại lục và Nga; do đó, họ cần một máy bay chiến đấu phản lực thuần túy khống chế trên không (Counter Air) có hai động cơ kép đánh chặn tầm cao với tốc độ cao. Vương quốc Anh cũng tương tự như vậy. Không quân của họ cần phải đương đầu với những thách thức của các máy bay chiến đấu tầm cao và tốc độ cao của Nga đến từ Biển Bắc; do đó, về lâu dài họ cần các máy bay đánh chặn hạng nặng, hai động cơ, tầm cao và tốc độ cao.