Báo Độc Lập Nga: Trung Quốc sẽ không kéo Nga ra khỏi khủng hoảng

VietTimes - Năm 2015, sau khi Putin và Tập Cận Bình ký với nhau văn bản về phát triển Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Liên minh kinh tế Á Âu, truyền thông  Nga như đã "lên đồng" nhưng đến giờ thì cả hai bên vẫn chưa có một bước tiến nào theo hướng này.
Lãnh đạo Trung - Nga: Tập Cận Bình - Putin
Lãnh đạo Trung - Nga: Tập Cận Bình - Putin

Ngày 27/6/2016, báo Độc Lập của Nga đăng tải bài viết của tác giả Vladimir Skosyrev trong đó nhận định rằng dù ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, hứa hẹn thắt chặt thêm mối quan hệ song phương giữa hai nước nhưng Bắc Kinh sẽ không sẵn sàng kéo Moscow ra khỏi cuộc khủng hoảng mà Nga đang hứng chịu. 

Theo tác giả Vladimir Skosyrev, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bắc Kinh, ít nhất, về phía Trung Quốc, nước này đã thành công trong việc tăng cường các mối quan hệ cá nhân giữa ông Putin với nước này là ông Tập Cận Bình. 

Các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc đều nhất trí khẳng định lại cách tiếp cận phổ biến đến nhiều vấn đề thế giới nhưng mức độ cao của sự hợp tác chính trị phải dựa trên nền tảng kinh tế vững chắc. 

Không phải ngẫu nhiên mà một số các dự án chung lớn giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao đã không được cố định cụ thể bằng các hình thức hợp đồng. 

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư Trung Quốc đang bị ngăn cản bởi những trở ngại quan liêu và các mối đe dọa từ Mỹ trong việc áp dụng các lệnh trừng phạt các ngân hàng liên quan đến Nga.

Như các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phản ánh, ông Tập Cận Bình gặp gỡ, nói chuyện với Tổng thống Nga Putin thường xuyên hơn với các nhà lãnh đạo của bất kỳ nước nào khác. 

Mặc dù, vẻ về ngoài, các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia đều tỏ ra tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, việc tổng thống Nga đến Tử Cấm Thành, Bắc Kinh - nơi trong nhiều thế kỷ đã là một biểu tượng của quyền lực đế quốc, đã không dẫn che đậy một thực tế khác rằng Nga đã tăng tốc để đạt được mục tiêu tiến phía Đông, tái cân bằng lợi ích chính trị - kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển năng động dù kế hoạch này sẽ phải mất nhiều năm.

Lãnh đạo Mỹ - Nga - Trung.
Lãnh đạo Mỹ - Nga - Trung.

Nadine Godehardt - nhà phân tích tại Viện quốc tế và vấn đề an ninh ở Berlin, Đức nói rằng Putin và Tập Cận Bình có quan điểm chung về nhiều điều. Nhưng họ có những chương trình nghị sự khác nhau. Ông Tập Cận Bình cần Nga để hiện thực hóa tham vọng Con đường tơ lụa. 

Trong khi đó, Putin muốn sử dụng mối quan hệ Nga-Trung Quốc như một đối trọng với sự độc tôn lãnh đạo của Mỹ trên quy mô toàn cầu. Nhưng, Trung Quốc hoàn toàn hiểu và không muốn bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu với phương Tây như trường hợp đã diễn ra ở Donbas, Ucraine.

Theo tác giả Vladimir Skosyrev, Moscow cũng rất quan tâm đến tiền bạc và công nghệ Trung Quốc. Vấn đề là Bắc Kinh là không thể và không sẵn sàng kéo Nga ra khỏi suy thoái kinh tế. Thực tế này là điều Nga đang phải đối mặt.

Năm 2015, sau khi ông Putin và Tập Cận Bình ký với nhau văn bản về phát triển Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Liên minh kinh tế Á Âu, các cơ quan truyền thông của Nga như đã "lên đồng". Nhưng đến giờ thì đã rõ, cả hai bên vẫn chưa có một bước tiến nào theo hướng này. (tiếng Nga: После того как Путин и Си Цзиньпин подписали в мае 2015 года документ о сопряжении развития Экономического пояса Шелкового пути и Евразийского экономического союза, в части наших СМИ царила эйфория. Но теперь стало ясно, что стороны не продвинулись ни на шаг в этом направлении.)

Lãnh đạo Trung - Nga (ảnh: GI).
Lãnh đạo Trung - Nga (ảnh: GI).

Trong lĩnh vực hợp tác mua bán dầu khí, dù nói nhiều nhưng Nga và Trung Quốc chưa bao giờ ký kết các văn bản có tính chất ràng buộc rõ ràng mà chỉ thông báo là sau này sẽ thực hiện.

Tương tự, cũng không có chữ ký và một thỏa thuận cụ thể về việc xây dựng đường cao tốc tốc trị giá hàng tỷ USD nối Moscow với Kazan. Có lẽ, các giao dịch sẽ chỉ được ký kết vào cuối năm nay trong trường hopự các bên đều tin rằng tuyến đường sắt có triển vọng thu hồi vốn.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Nezavisimaya Gazeta, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Viễn Đông ông Alexander Larin đã đưa ra nhận xét hết sức đáng chú ý rằng "thật không may, có vẻ như đã trở thành thông lệ, khi Nga - Trung có các thỏa thuận cấp cao thường được phân chia thành các gói thoả thuận lớn. 

Những gói thỏa thuận lớn này chỉ đơn thuần thỏa thuận khung hoặc thư bày tỏ ý định. Vấn đề là, khi Nga - Trung ký các thỏa thuận khung càng nhiều thì nội dung của chúng lại càng không bao giờ cụ thể hoặc có cơ chế ràng buộc. Trong những trường hợp được cụ thể và ràng buộc thì cũng rất chậm được triển khai". (Ý muốn nói là các thoả to tát nhưng thực tế triển khai không cao)

Báo Độc Lập của Nga thừa nhận rằng tại Nga có một môi trường đầu tư rất nghèo nàn, không níu chân được các nhà đầu tư nước ngoài. 

Tình cảnh này càng trở nên xấu đi sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ucraine. Một số ngân hàng Trung Quốc đã quyết định không đầu tư vào Nga vì họ sợ làm tổn hại đến quan hệ với các ngân hàng Mỹ vốn buộc phải tuân thủ nghiêm các biện pháp trừng phạt mà chính phủ Mỹ đặt ra - các chuyên gia kết luận.

Tuy nhiên, như chính ông Putin từng tuyên bố, điều Nga cần làm hiện nay là phải thay đổi cấu trúc thương mại, cần 
 mở rộng việc sử dụng các đồng tiền quốc gia trong các thỏa thuận chung giữa Nga và Trung Quốc. 
 
Chính vì vậy, Moscow muốn tạo ra các trung tâm thanh toán trong đó các hoạt động giao dịch bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.