Bà bầu mang khối u “khủng” vượt cạn thành công

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một sản phụ mang khối u “khủng” vừa vượt cạn thành công sau hơn 9 tháng chiến đấu bảo vệ con.
Giọt nước mắt hạnh phúc của chị H. khi ôm con trong tay (Ảnh - BVCC)
Giọt nước mắt hạnh phúc của chị H. khi ôm con trong tay (Ảnh - BVCC)

Trì hoãn phẫu thuật để được “mang thai”

Chỉ đến khi ôm đứa con bé bỏng trong tay, chị Hoàng T.T.H., sống ở Hà Nội mới thực sự cảm thấy hạnh phúc, không còn cảm thấy thấp thỏm, lo âu trong suốt hơn 9 tháng qua.

Chị H. cho biết: “Khi con đầu khá lớn rồi, hai vợ chồng tối mới quyết định có thêm con nữa cho “vui cửa vui nhà”. Thế nhưng việc không như ý, sau nhiều năm cứ chờ đợi rồi thất vọng, vợ chồng tôi quyết định đi khám. Giây phút bác sĩ thông báo buồng trứng tôi có một khối u lớn, cần phải phẫu thuật để đảm bảo an toàn nhưng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản, tôi thực sự sụp đổ”.

Chính vì vậy mà chị H. đã quyết định trì hoãn việc phẫu thuật để “bắt” lấy cơ hội mong manh được làm mẹ lần nữa. Ngày ngóng đêm mong, sau bao nỗ lực của chị và bác sĩ cuối cùng tin vui cũng đến.

Chị H. đã trì hoãn phẫu thuật để được làm mẹ lần nữa (Ảnh - BVCC)

Chị H. đã trì hoãn phẫu thuật để được làm mẹ lần nữa (Ảnh - BVCC)

Đối với các mẹ bầu bị u nang buồng trứng, trong suốt thai kỳ các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao và hướng dẫn cách dưỡng thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Bởi những khối u buồng trứng thường chèn ép không gian của thai nhi và cản trở đáng kể sự phát triển bình thường của em bé. Từ đó dẫn đến nguy cơ sảy thai sớm trong thai kỳ và sinh non. Nguy hiểm nhất là khối u bị xoắn, vỡ trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé. Đặc biệt với những mẹ bầu mang khối u buồng trứng kích thước lớn gần 20cm như chị H. thì những nguy cơ trên luôn “rình rập” xảy ra bất cứ lúc nào, cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm nếu lơ là theo dõi.

Chính vì vậy trong suốt thai kỳ, sản phụ bị u nang buồng trứng cần thực hiện khám thai thường xuyên, siêu âm đầy đủ để nắm bắt tình trạng sức khỏe kịp thời, kiểm soát sự phát triển của khối u, kết hợp với việc nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học thì em bé vẫn sẽ phát triển ổn định và quá trình vượt cạn sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

“Lần nào khám thai tại bệnh viện, các bác sĩ cũng kiểm tra kỹ lưỡng, phân tích chi tiết từng chỉ số của em bé, của khối u và cho tôi những tư vấn cụ thể, chi tiết. Tôi chỉ việc làm theo, chỗ nào không hiểu, tôi lại hỏi, các bác sĩ đều vui vẻ trả lời. Với sự chăm sóc ân cần của đội ngũ bác sĩ, dần dần tôi không còn cảm giác lo lắng hay hoang mang khi vừa mang đứa con, vừa mang khối u nữa” - chị H. tâm sự.

Mổ lấy thai, kết hợp bóc khối u “khủng”

Nhớ lại ca mổ lấy thai kết hợp bóc khối u “khủng” ngày hôm đó, chị H. dường như không giấu nổi xúc động: “Trực tiếp mổ cho tôi là BS. Nguyễn Văn Hà - Trưởng khoa Phụ Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Giây phút tiếng khóc đầu tiên của con vang lên, tôi như quên hết mọi vất vả mà tôi đã trải qua. Rồi các cô đặt con lên ngực tôi để thực hiện áp da, tôi không hiểu sao mà nước mắt tôi cứ chảy. Điều dưỡng còn trêu tôi khóc to hơn cả em bé”.

Các bác sĩ phẫu thuật cho chị H. (Ảnh - BVCC)

Các bác sĩ phẫu thuật cho chị H. (Ảnh - BVCC)

Khi được hỏi có cảm thấy lo sợ khi bác sĩ thực hiện bóc khối u ra không thì chị H. chỉ cười: “Tôi mải ngắm con mà quên luôn cả việc còn phải bóc khối u “khủng” kia. Cũng có thể do quá trình cắt u diễn ra nhanh quá, chỉ đến khi điều dưỡng thông báo con tôi hoàn toàn khỏe mạnh, cuộc phẫu thuật thành công, tôi mới nhớ ra. Và khi bác sĩ cho tôi xem ảnh của khối u, tôi mới biết nó lớn thế nào, nhưng tôi đã vượt qua một cách xuất sắc”.

Từ hành trình vượt cạn của chị H. có thể thấy phụ nữ mang thai và sinh con không những phải chịu nhiều lo lắng, vất vả mà còn phải đương đầu với nhiều nguy hiểm.