Trưng cầu Brexit và những hệ lụy:

"Australia nên noi gương nước Anh"

VietTimes -- Sau sự kiện nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý bàn về việc rời khỏi liên minh châu Âu, Chủ tịch của phong trào nước Australia Cộng hòa cho rằng việc nước Anh rời chứng tỏ sự tự tin của nước Anh dám tự đi trên chính đôi chân của mình...
Australia
Australia

Ngay sau khi kết quả thăm dò được công bố, hơn 2 triệu người anh đã kí vào một bản kiến nghị online kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai xem xét lại quyết định Anh rời EU,

Bản kiến nghị cho rằng kết quả của cuộc trưng cầu quá sát để có thể đưa ra phán quyết. Theo website của Quốc hội Anh, số lượng người ủng hộ rời EU chiếm chưa đến 60% tổng số phiếu, và hôm đó lại chỉ có ¾ số người đủ năng lực pháp lí đi bầu cử. 

Bản kiến nghị đã thu thập đủ chữ ký để Quốc hội xem xét. Nhưng hầu như không có khả năng có bất kỳ thay đổi nào.

Theo Chủ tịch của phong trào Australia Cộng hòa (một phong trào vận động Australia chuyển sang thể chế cộng hòa), việc nước Anh rời chứng tỏ sự tự tin của nước Anh dám tự đi trên chính đôi chân của mình và sự tự tin đó thật đáng ngưỡng mộ. 

Trong khí đó, ở Australia, hơn một thập kỷ sau khi thiết lập Liên đoàn Anh (gồm các nước thuộc khối thịnh vượng chung Australia) , nước này lại thiếu đi sự tự tin vào việc tự đi trên chính đôi chân của mình và vẫn bám vào nước Anh, kể cả khi nước Anh đang cố thoát khỏi những ràng buộc kiểu như vậy. 

Chủ tịch của phong trào Australia Cộng hòa cho rằng đã đến lúc để kết thúc điều này. Ông cho rằng sẽ không bao giờ còn có thời cơ tốt hơn để có một thể chế có thể phản ảnh hiện thực: người dân Australia có số phận riêng, và họ cần có người đứng đầu nhà nước của riêng mình. 

Người Anh đã quay lưng lại với EU. Nhưng EU lại là đối tác thương mại lớn thứ hai của Australia. Lợi ích của nước Australiakhác với nước Anh. Do đó nước Úc cần một nguyên thủ là người nước mình, người có thể giúp đất nước chèo lái quốc gia một cách vững chắc.