Aukus: Mỹ, Anh và Australia ký thỏa thuận phát triển tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí thông thường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hiệp ước Aukus cho phép Australia lần đầu tiên chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sử dụng công nghệ của Mỹ và thiết kế của các chuyên gia Anh khi cả hai quốc gia đều nỗ lực hiện đại hóa hải quân.

Anh, Australia, Mỹ ký hiệp ước đóng tàu ngầm nguyên tử vũ khí thông thường cho cả Anh và Australia Video Independent.

Thỏa thuận Aukus của Anh, Mỹ và Australia đặt mục tiêu đưa những chiến hạm mới vào hoạt động cuối những năm 2030. Giai đoạn đóng tàu sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm ở Anh.

Ngày 14/3, công bố thỏa thuận cùng với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Australia Anthony Albanese, thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết, quan hệ đối tác sẽ cung cấp “một trong những” tàu ngầm tiên tiến nhất “thế giới từng biết đến”, tạo ra hàng nghìn việc làm tại các nhà máy đóng tàu của Anh.

Theo kế hoạch, những tàu ngầm SSN-Aukus mới sẽ được Hải quân Hoàng gia Anh đưa vào hoạt động cuối những năm 2030, đồng thời cũng mang lại cho Australia những tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên.

Những tàu ngầm của Hải quân Anh sẽ do các công ty BAE Systems tại Barrow-in-Furness, Cumbria và Rolls-Royce chế tạo. Các chiến hạm sẽ thay thế những tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh khi đi vào hoạt động. Kế hoạch có thể thấy số lượng chiến hạm săn sát thủ săn ngầm của Anh tăng gấp đôi.

Chiến hạm của Australia sẽ được đóng ở Nam Australia, sử dụng một số bộ phận được chế tạo tại Anh và sẽ được đưa vào biên chế đầu những năm 2040.

Ba nhà lãnh đạo 3 quốc gia đã có cuộc gặp ở San Diego, công bố giai đoạn tiếp theo của chương trình Aukus. Ông Sunak, trả lời phỏng vấn của báo chí cho biết, đây là “mối quan hệ đối tác quốc phòng đa phương quan trọng nhất trong nhiều thế hệ”.

Ba nhà lãnh đạo gặp mặt ba bên tại Mỹ để công bố quan hệ đối tác. Ảnh Getty Images.

Ba nhà lãnh đạo gặp mặt ba bên tại Mỹ để công bố quan hệ đối tác. Ảnh Getty Images.

Ông nói: “Aukus được phát triển phù hợp với cam kết lâu dài của chúng tôi nhằm bảo vệ tự do, dân chủ với năng lực quân sự, khoa học và công nghệ tiên tiến nhất.

“Lần đầu tiên, hiệp ước có ý nghĩa là 3 hạm đội tàu ngầm hoạt động cùng nhau trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giữ cho các đại dương của chúng ta tự do, cởi mở và thịnh vượng trong nhiều thập kỷ tới.”

Trong khuôn khổ của thỏa thuận này, Australia sẽ mua tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ vào những năm 2030 như một biện pháp tạm thời cho đến khi những tàu ngầm mới đi vào hoạt động. Những tàu ngầm mới cũng sẽ tích hợp công nghệ Mỹ.

Các nhà lãnh đạo ba quốc gia khẳng định, thỏa thuận này không làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.

Các nhà lãnh đạo ba quốc gia khẳng định, thỏa thuận này không làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ông Sunak cho biết: “Mối quan hệ đối tác của hiệp định Aukus và những tàu ngầm mà chúng tôi chế tạo tại các xưởng đóng tàu Anh là minh chứng thực tế cho cam kết của chúng tôi đối với an ninh toàn cầu. Mối quan hệ đối tác này được thành lập trên nền tảng những giá trị chung của chúng ta và sự tập trung kiên quyết vào việc duy trì sự ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hơn thế nữa.

“Tôi vô cùng hài lòng khi những kế hoạch mà chúng tôi đã công bố hôm nay sẽ chứng kiến ​​chuyên môn thiết kế tiên phong của Anh sẽ được sử dụng để bảo vệ người dân và những đồng minh của chúng ta trong nhiều thế hệ tới.”

Quan hệ đối tác Aukus được công bố năm 2021 khi Australia tìm cách đáp trả những hành động quyết đoán của Trung Quốc trên vùng nước Thái Bình Dương.

Giai đoạn mới nhất được tiến hành khi Anh công bố bản đánh giá tổng hợp, cập nhật về chính sách đối ngoại và an ninh, trong đó nhấn mạnh về lập trường của Trung Quốc trên Thái Bình Dương.

Thủ tướng Anh Sunak ở San Diego ngày 12/3. Ảnh WPA Rota

Thủ tướng Anh Sunak ở San Diego ngày 12/3. Ảnh WPA Rota

Thỏa thuận này gây rạn nứt ngoại giao với Pháp, quốc gia đã có biên bản ​​ghi nhớ về việc cung cấp tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel cho chính phủ Canberra.

Khoản bổ sung 5 tỉ bảng Anh cho quốc phòng, ông Sunak công bố sẽ đóng góp một phần trong sự phát triển giai đoạn tiếp theo của chương trình Aukus.

Sau khoản đầu tư ban đầu này sẽ là nguồn tài trợ bền vững trong thập kỷ tới, được xây dựng trên khoản đầu tư trị giá 2 tỉ bảng Anh vào năm 2022 cho chương trình tàu ngầm lớp Dreadnought của Anh.

Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết: “Đây là một bước tiến quan trọng đối với ba quốc gia của chúng ta khi cùng hợp tác nhằm thúc đẩy an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

“Tạo ra hàng nghìn việc làm trên khắp Vương quốc Anh, trong đó có rất nhiều việc làm phía tây bắc Anh, chương trình này sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng trên khắp đất nước, thể hiện sức mạnh của ngành công nghiệp Anh với các đồng minh và đối tác của chúng ta. Chương trình Aukus sẽ dẫn đến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa ba quốc gia.”

Bắt đầu từ năm 2023, các nhân viên quân sự và dân sự Australia sẽ hợp tác với Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh và liên kết phối hợp tại những cơ sở công nghiệp của hai nước để đẩy nhanh tiến trình phát triển nhân viên kỹ thuật cao của australia.

Mỹ hiện đang có kế hoạch tăng cường những chuyến thăm cảng của các tàu ngầm năng lượng hạt nhân tới Australia trong năm 2023, Anh sẽ tăng các chuyến thăm vào năm 2026.

Từ năm 2027, các chiến hạm Anh và Mỹ sẽ triển khai “vòng quay chuyển tiếp” với đích đến là Australia nhằm phát triển đào tạo và kỹ năng chuyên môn sâu. Cả 3 quốc gia đều nhấn mạnh, thỏa thuận này không làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Những tàu ngầm sẽ mang vũ khí thông thường, các lò phản ứng hạt nhân được đóng kín và không cần tiếp nhiên liệu trong suốt vòng đời khai thác sử dụng.

Theo Independent