Ấn Độ đang xây dựng hệ thống nhận dạng khuôn mặt lớn nhất thế giới

Viettimes -- Chính phủ Ấn Độ mong muốn xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất thế giới nhằm cải thiện vấn đề an ninh của đất nước này.
Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Ông Bhwan Ribhu, một người bảo vệ những trẻ em bị ép lao động trái phép, đang làm việc tại NGO Bachpan Bachao Andola. Vừa qua ông đã tạo ra một chương trình thử nghiệm trong vòng 15 tháng nhằm giúp các trẻ em Ấn Độ thoát khỏi nạn bắt ép lao động ở trẻ chưa đến tuổi vị thành niên. Ông Bhwan Ribhu đã kết hợp với phía cảnh sát để thu thập những thông tin, hình ảnh của những đứa trẻ bị mất tích tại Ấn Độ.

Chia sẻ với CNN, ông Bhwan Ribhu cho biết:" Trong quá trình chạy chương trình, chúng tôi đã tìm được 10,651 đứa trẻ bị mất tích. Những đứa trẻ này hầu hết là nạn nhân của nạn buôn người, chúng bị buộc phải làm việc trên các cánh đồng, trong các nhà máy may hoặc trong nhà thổ".

Chiếc dịch của ông Bhwan Ribhu thành công được là nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt do cảnh sát tại New Delhi cung cấp.

Việc xác định vị trí của hàng nghìn đứa trẻ mất tích là một nhiệm vụ quá khó khăn đối với lực lượng cảnh sát tại Ấn Độ bởi quốc gia này có tới 1,37 tỉ người.

Ở Ấn Độ, cứ mỗi 100.000 công dân thì chỉ có 144 sĩ quan cảnh sát phục vụ. Trong khi cũng với 100.000 công dân, ở các nước liên minh Châu Âu con số lên tới 318 sĩ quan cảnh sát. Chính vì vậy, những năm gần đây các nhà chức trách đã chuyển sang công nghệ nhận dạng khuôn mặt để bù đắp cho sự thiếu hụt về mặt nhân lực.

Các cơ quan pháp luật tại New Delhi đã áp dụng công nghệ này vào năm 2018. Công nghệ này cũng đang được sử dụng trong việc quản lý an ninh cho những sự kiện lớn cũng như việc phòng chống tội phạm ở một số các tiểu bang bao gồm Andhra Pradesh và Punjab.

Nhận thấy sự hiệu quả mà công nghệ nhận diện khuôn mặt đem lại, chính phủ Ấn Độ đã đề ra dự án xây dựng một trong những hệ thông nhận diện khuôn mặt lớn nhất thế giới. Hệ thống này sẽ cung cấp dữ liệu cho cảnh sát ở khắp 29 tiểu bang và bảy vùng lãnh thổ tại Ấn Độ, qua đó việc kiểm soát an ninh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cơ sở dữ liệu quốc gia

Theo bộ luật của cục phòng chống tội phạm tại Ấn Độ, yêu cầu các công ty muốn thực hiện dự án phải tiến hành chào giá dự án. Các công ty quan tâm cần phải gửi bản đề xuất dự án cho chính phủ duyệt trước ngày 11 tháng 10. Đây là một trong những khó khăn bước đầu trong việc thực hiện dự án.

Bước đầu, dự án sẽ thu thập những hình ảnh từ ác camera quan sát trên khắp đất nước, thêm vào đó là những dữ liệu như ảnh chụp tội phạm, ảnh hộ chiếu, những hình ảnh thủ thập được từ Bộ Phụ nữ và Phát triển trẻ em.

Nền tảng mà chính phủ Ấn Độ hướng tới cho phép tìm kiếm các đối tượng dựa trên các bức ảnh được đăng tải trên các tờ báo hoặc những hình ảnh được các họa sĩ phác họa lại. Nó cũng có thể nhận điện khuôn mặt thông qua các dữ liệu mà camera thu lại được.

Lực lượng an ninh sẽ được trang bị các thiết bị di động cầm tay, cho phép họ chụp khuôn mặt trên hiện trường và tìm kiếm nó ngay lập tức dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua một ứng dụng chuyên dụng.

Nền tảng nhận diện khuôn mặt đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định tội phạm cũng như tìm kiếm những người mất tích và các thi thể. Nó cũng giúp ích rất nhiều cho lực lượng cảnh sát trong việc tìm kiếm và phát hiện các băng nhóm tội phạm giúp ích cho việc bảo vệ an ninh quốc gia.

Một kỹ thuật viên Ấn Độ kiểm tra camera CCTV ở ven đường gần Dinh Tổng thống (Ảnh: CNN)
Một kỹ thuật viên Ấn Độ kiểm tra camera CCTV ở ven đường gần Dinh Tổng thống (Ảnh: CNN)


Tỷ lệ tội phạm tại Ấn Độ ở mức rất cao, đặc biệt là trong các khu ổ chuột nằm rải rác trong các trung tâm đô thị.

Các công ty nước đấu thầu nước ngoài

Có rất nhiều công ty gửi hồ sơ dự thầu dự án hệ thống nhận diện khuôn mặt của chính phủ Ấn Độ, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin chính thức về công ty trúng thầu.

Khoảng 80 đại diện của các nhà cung cấp hệ thống nhận diện khuôn mặt đã tham gia vào một cuộc họp trước đấu thầu diễn ra tại văn phòng Delhi của Cục phòng chống tội phạm quốc gia vào tháng 7 vừa qua. Theo các thông tin từ biên bản cuộc họp, những người tham gia đã thảo luận về cách tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng kết nối của cảnh sát địa phương. Họ còn bàn luận thêm về việc liệu hệ thống có thể nhận diện được những đối tượng phẫu thuật thẩm mỹ hay không.

Theo Apar Gupta - thành viên của Tổ Chức Tự Do Internet cho biết:" Để đủ điều kiện tham gia đấu thầu, các công ty cần phải có ít nhất 3 dự án nhận diện khuôn mặt trên toàn cầu". Nếu đúng như lời Aper Gupta chia sẻ thì sẽ không có bất cứ một công ty Ấn Độ nào đủ yêu cầu.

Thêm một yêu cầu nữa của dự án đó là các công ty tham gia đấu thầu phải có ít nhất một trụ sở đại diện tại Ấn Độ. Với những điều kiện trên, có thể đơn vị trúng thầu sẽ là một trong những công ty nước ngoài có trụ sở tại Ấn Độ.

Theo Sivarama Krishman, người quản lý an ninh mạng tại PricewaterhouseCoopers India cho biết 3 công ty lớn là IBM, Hewlett-Packard Enterprise (HPE) và Accenture (ACN) đều quan tâm đến dự án này. CNN đã cố gắng tiếp cận 3 công ty kể trên để lấy thêm thông tin nhưng không một công ty nào phản hồi.

"Việc một công ty nước ngoài thiết lập một hệ thống quan trọng cho bộ máy an ninh Ấn Độ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của đất nước này", Gupta chia sẻ.

Vào năm 2018, một cuộc tranh cãi đã nổ ra khi Ajay Maken, một chính trị gia phe đối lập tại New Delhi cáo buộc chính quyền địa phương đã lén lút ký hợp đồng lắp đặt camera với công ty Prama Hikvision. Điều đáng nói ở đây là Prama Hikvision là một công ty liên doanh giữa công ty Hikvision Trung Quốc và công ty Prama Technologies Ấn Độ. Việc này đã làm dấy nên lo ngại về vấn đề gián điệp.

Ông Ashish P.Dhakan, giám đốc điều hành của Prama Hikvision xác nhận rằng công ty đã cung cấp hơn 140.000 camera quan sát cho New Delhi và đã bắt đầu lắp đặt chúng vào đầu năm nay.

Ông Ashish P.Dhakan tuyên bố:" Không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh sản phẩm của Hikvision được sử dụng để thu thập thông tin trái phép cả. Hikvision chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ thực hiện những hành động liên quan đến gián điệp cho bất kỳ chính phủ nào trên thế giới", vị giám đốc điều hành chia sẻ trên CNN.

Đây không phải là dự án duy nhất của công ty này tại Ấn Độ. Năm 2018, Hikvision đã lắp đặt một mạng lưới camera giám sát và một trạm trung tâm kiểm soát tại thành phố Deesa City, Gujarat. Đầu tháng 10, công ty này đã khánh thành nhà máy sản xuất camera lớn nhất tại Ấn Độ với hơn 2.000 nhân viên. Hiện tại, có thể nói Hikvision chính là công ty dẫn đầu thị trường về các giải pháp an ninh thông qua video tại Ấn Độ.

Đầu tháng 10 vừa qua, chính phủ Mỹ đã đưa Hikvision vào danh sách đen với lý do công ty này bị cáo buộc vị phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc. Qua đó công ty này sẽ bị cấm mua và nhập khẩu các sản phẩm công nghệ của Mỹ.

Thử thách công nghệ

Các chuyên gia đã bắt đầu đặt ra các nghi ngờ về sự thành công của dự án này. Theo các nhà đấu thầu, dự án dự kiến sẽ được hoàn thành trong khoảng 8 tháng.

Theo quan điểm của Krishman, dự án này của chính phủ Ấn Độ cần ít nhất từ 12 cho tới 18 tháng để hoàn thiện.

Krishman chia sẻ thêm:" Việc xây dựng mô hình nền tảng không phải là vấn đề khó nhất trong dự án lần này. Ấn Độ đã có một cơ sở dữ liệu quốc gia với hình ảnh của tất cả các tội phạm bị truy nã ở đất nước này. Cơ sở dữ liệu này thường xuyên được cập nhật bởi các cơ quan pháp luật tại các bang. Việc cần làm chỉ là liên kết với hệ thống camera trên khắp Ấn Độ. Sự thành công của dự án thử nghiệm tại New Delhi đã chứng minh điều này là hoàn toàn khả thi”.

Việc lắp đặt camera với công nghệ nhận diện khuôn mặt trên toàn bộ lãnh thổ đất nước là một thách thức rất lớn đối với Ấn Độ bởi hiện nay Ấn Độ đang tụt hậu so với các nước khác về khoảng lắp đặt camera an ninh.

Ở NewDelhi hiện nay, cứ 1000 người thì chỉ có 10 camera giám sát. Trong khi cũng cùng số người như vậy ở Thượng Hải có đến 113 camera và ở London thì có 68 cái. Con số này con thấp hơn rất nhiều khi đi tới các vùng nông thôn ở Ấn Độ, nơi sống của 66% dân số đất nước này. Nhiều ngôi làng ở nông thôn còn không có camera giám sát.

Một hành khách đứng đăng ký thông tin các nhân tại quầy nhận diện khuôn mặt ở sân bay quốc tế Rajiv Gandhi thành phố Hyderabad (Ảnh: CNN)
Một hành khách đứng đăng ký thông tin các nhân tại quầy nhận diện khuôn mặt ở sân bay quốc tế Rajiv Gandhi thành phố Hyderabad (Ảnh: CNN)

Tuy nhiên khi dự của chính phủ Ấn Độ đi vào hoạt động được 7 tháng, đã có tới 330.000 camera an ninh được lắp đặt tại New Delhi. Dự án này được cho là sẽ giúp cải thiện vấn nạn tấn công tình dục phụ nữ tại thành phố New Delhi. New Delhi là một trong những thành phố có số vụ tấn công tình dục nhiều nhất thế giới những năm gần đây.

The Reuter, camera nhận diện khuôn mặt đang được giới thiệu tại sân bay Bangalore và đã được sử dụng thử nghiệm tại sâ bay Hyderabad. Sân bay New Delhi gần đây cũng đã bắt đầu sử dụng các công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình kiểm tra an ninh.

Camera nhận diện khuôn mặt đã được bao phủ hầu hết các thành phố lớn tại Ấn Độ, theo Krishnan chia sẻ. Ông chia sẻ thêm rằng hầu hết các nhà ga đều đã được trang bị camera giám sát, dự kiến vào năm 2021 tất cả các nhà ga tại Ấn Độ sẽ được trang bị đầy đủ camera.

Thiếu biện pháp bảo vệ pháp lý

Dự án "khổng lồ" của chính quyền Ấn Độ có thể sẽ vấp phải sự phản đối đến từ những người đề cao quyền riêng tư. Gupta cho biết:" Ấn Độ không có luật bảo vệ dữ liệu. Chính phủ nước này cũng không có kế hoạch áp dụng khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hệ thống nhận diện khuôn mặt mới này."

Gupta lo ngại rằng hệ thống nhận diện khuôn mặt tại Ấn Độ có thể sẽ trở thành một công cụ giữ trật tự xã hội. Nó được sử dụng để xử phạt những hành vi phạm tội nhỏ như xả rác nơi công cộng hoặc để kiểm soát nơi ở của các dân tộc thiểu số.

Xa hơn nữa, hệ thống này có thể sẽ được liên kết với Aadhaar (cơ sở dữ liệu sinh trắc học lớn nhất Ấn Độ), nơi chứa các thông tin cá nhân của 1,2 tỷ dân Ấn Độ. 

Năm 2017, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ban hành phán quyết mang tính bước ngoặt khi nói rằng quyền riêng tư là một phần trong những quyền cơ bản được ghi trong hiến pháp đất nước.

Phán quyết trên đã mở đường cho một dự thảo Dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, được trình lên chính phủ năm ngoái những chưa được giới thiệu trước Quốc hội.

Những người đứng lên bảo vệ quyền con người cho biết việc thu thập dấy vân tay và võng mạc của Aadhaar đã vi phạm quyền riêng tư cá nhân.

Đầu năm 2018, Aadahaar đã bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư cá nhân khi các phóng viên cho rằng cơ quan chính phủ này đã bán thông tin cá nhân của công dân với giá chỉ 8 USD.

Để xoa dịu người dân trước khi dự án lắp đặt camera nhận diện khuôn mặt khắc cả nước, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra biện pháp thắt chặt việc xây dựng cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt quốc gia. 

Nguồn: CNN