9 thói quen thường gặp âm thầm giết chết các thiết bị điện tử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các thiết bị điện tử luôn đồng hành với chúng ta ở khắp mọi nơi, chúng giúp đơn giản hóa cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra nhiều thói quen ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của thiết bị. 

1. Mang smartphone vào phòng tắm hoặc nhà vệ sinh

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Trước hết, điện thoại có thể dễ dàng tuột khỏi tay và rơi xuống nước. Sự cố này rất dễ gặp và gây tổn hại rất lớn đến điện thoại của bạn. Không chỉ vậy, hơi nước còn có thể tồn đọng bên trong smartphone. Việc này sẽ dẫn đến chập nguồn hoặc hư hỏng main, chip.

Các chuyên gia còn cho rằng phòng tắm là nơi bẩn nhất trong nhà  vì bồn cầu và tay cầm của vòi nước luôn hiện hữu hàng tá vi khuẩn gây bệnh. Chỉ với một lần xả nước các vi khuẩn sẽ bắn đi khắp nơi bao gồm cả smartphone của bạn - thứ mà bạn sẽ mang vào phòng ngủ hoặc nhà bếp. 

2. Ăn sáng khi đang làm việc bằng laptop

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Dù bạn có cẩn thận đến đâu thì những mảnh vụn từ chiếc bánh sandwich vẫn sẽ dính vào bàn phím laptop của bạn. Theo thời gian thói quen này sẽ làm các bàn phím bị kẹt, tệ hơn là ngưng hoạt động. Ngoài ra, ly cà phê yêu thích của bạn cũng có thể vô tình làm bàn phím bị ướt dẫn đến hỏng hóc.

3. Sạc điện thoại qua đêm

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Không có gì phải lo lắng nếu bạn thay điện thoại mỗi năm một lần, nhưng nếu không thì thói quen này sẽ khiến bạn phải đổi điện thoại nhanh hơn dự kiến.

Sạc điện thoại qua đêm làm giảm dung lượng của pin theo thời gian. Hơn nữa, pin lithium-ion không yêu cầu sạc đầy vì điện áp cao làm cạn kiệt pin.

4. Dùng hết 100% pin điện thoại

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Pin lithium-ion của một số điện thoại thông minh được lập trình cho số chu kỳ sạc. Sau vài trăm chu kỳ này, dung lượng pin sẽ bắt đầu giảm.

Thay vì thói quen dùng hết sạch pin rồi mới sạc bạn nên sạc lại điện thoại khi pin ở mức 20%. Điều này sẽ giảm thiểu được hiện tượng chai pin trên điện thoại của bạn.

5. Cầm laptop bằng màn hình của nó

Theo các kỹ thuật viên máy tính có đến 17% người dùng bị xuất hiện các vệt đen trên màn hình. Nguyên nhân chính gây nên lỗi màn hình này là do chúng ta thường xuyên cầm vào màn hình để giữ laptop. Theo thời gian thói quen này vô tình sẽ làm hỏng tấm nền trên màn hình của bạn mà việc sửa chữa hay thay mới nó lại không hề rẻ.

6. Để thiết bị điện tử trong xe 

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Nếu nhiệt độ trong xe lạnh quá mức hoặc quá nóng đều có hại cho thiết bị của bạn. Nhiệt độ đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến bộ vi xử lý. Ngoài ra nếu độ ẩm trong xe quá cao, hơi nước có thể xuất hiện bên trong thiết bị của bạn. Hơi nước sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thiết bị của bạn.

7. Làm sạch các thiết bị điện tử bằng hóa chất gia dụng

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Các chất tẩy rửa gia dụng thường chứa amoniac và các chất khác làm hỏng lớp phủ chống tĩnh điện và chống phản xạ trên màn hình. Theo thời gian, thói quen này sẽ gây ra hiện tượng ố vàng, mờ đục trên màn hình thiết bị của bạn.

 8. Mang máy tính xách tay lên giường

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Thông thường chúng ta hay đặt laptop lên đùi hoặc giường để thưởng thức bộ phim yêu thích của mình một cách thoải mái nhất. Tuy nhiên điều này vô tình đã chặn bộ phận tản nhiệt của máy tính xách tay.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhiệt độ máy tăng cao và ngừng hoạt động.

9. Sử dụng dây sạc không chính hãng 

Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside

Bạn đã bao giờ cắm sạc thiết bị của mình bằng bộ sạc không rõ nguồn gốc? Chỉ vì sạc được không có nghĩa là dây sạc đó tương thích với điện thoại của bạn. Nếu bạn sạc bằng bộ sạc không có nguồn gốc trong thời gian dài thì điện thoại có thể sẽ bị hỏng chân sạc.

Bạn đã bao giờ mắc phải sai lầm nào trong số này chưa? Hãy bình luận để mọi người cùng được biết nhé!

Theo Brightside