9 nguyên nhân gây mất ngủ và 7 cách để... ngủ ngon

VietTimes -- Trên thế giới, khoảng 15% dân số bị chứng mất ngủ. Mỗi người cần khoảng 8 giờ ngủ ngon mỗi đêm để cân bằng sức khỏe sinh lý và tâm lý. Các nhà khoa học đã nghiên cứu lý do mất ngủ và tìm ra phương pháp hiệu quả để loại bỏ nó.

Bằng cách làm theo các khuyến nghị đơn giản này từ Bright Side, bạn sẽ có thể dẹp chứng mất ngủ vĩnh viễn và tận hưởng những giấc mơ đẹp mỗi đêm.

1. Đa xơ cứng

Các nhà khoa học từ Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và chứng mất ngủ. Có 2.300 người mắc bệnh đa xơ cứng và 70% trong số họ bị rối loạn giấc ngủ.

Cùng với cảm giác mệt mỏi ( triệu chứng đặc biệt của bệnh đa xơ cứng) một người không thể ngủ được ít nhất 30 phút. Họ thường phải uống thuốc để chống lại chứng mất ngủ. Những người từ 20 đến 50 tuổi thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh.

2. Stress

Kết quả của một nghiên cứu từ Học viện Y học giấc ngủ Mỹ cho thấy căng thẳng có thể gây ra chứng mất ngủ. Nhóm các nhà khoa học chắc chắn rằng cách mà một bệnh nhân đối phó với một tình huống là rất quan trọng. Tốt nhất chúng ta nên loại bỏ stress, và có những suy nghĩ tích cực.

Khi một người bị căng thẳng liên tục, chứng mất ngủ có thể trở thành bệnh mãn tính.

3. Thức uống năng lượng

 Việc tiêu thụ đồ uống năng lượng đã phát triển trong vài năm qua. Một nghiên cứu kéo dài 4 năm được thực hiện bởi các chuyên gia từ Đại học Camilo José Cela (UCJC) đã đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của thức uống năng lượng đối với cơ thể người. Những người tham gia cho biết rằng họ có nhiều sức mạnh và sức chịu đựng hơn, nhưng họ trở nên lo lắng hơn và bị mất ngủ.

Những hậu quả tiêu cực có liên quan đến caffein trong đồ uống, kích thích hệ thần kinh trung ương.

4. Bệnh suyễn

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh đã phát hiện ra rằng chứng mất ngủ rất phổ biến ở người lớn bị hen suyễn. 37% các đối tượng có vấn đề về hô hấp cũng bị rối loạn giấc ngủ. Những người tham gia bị mất ngủ cảm thấy khó khăn hơn khi đối phó với tình trạng của họ và họ bị thêm trầm cảm và các triệu chứng khác.

Các nhà khoa học cho rằng bệnh nhân hen suyễn cần điều trị chứng mất ngủ ngay khi có thể.

5. Đột quỵ

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học từ Đại học Surrey cho thấy những bệnh nhân bị đột quỵ cũng có vấn đề về giấc ngủ ảnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng các vấn đề về giấc ngủ xảy ra với bệnh nhân đột quỵ là do một số yếu tố chẳng hạn như căng thẳng tâm lý, đau và khó chịu, cũng như giảm mức độ hoạt động thể chất.

Tầm quan trọng của giấc ngủ trong thời gian phục hồi không nên bị đánh giá thấp vì giấc ngủ tốt giúp một người duy trì hạnh phúc về thể chất và tâm lý.

6. Rượu

4.970 người trưởng thành đã tham gia vào một nghiên cứu tại Đại học John Hopkins. Những người tham gia đã chia sẻ với các nhà khoa học số ngày mà họ đã uống 4 hoặc nhiều ly rượu hơn trong một ngày trong 3 tháng qua. Các câu trả lời được sử dụng để tính toán số ngày trung bình khi những người tham gia đã uống rượu. Những người tham gia cũng cho biết rằng họ có vấn đề về giấc ngủ.

Kết quả cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều lần một tuần thường dễ bị các vấn đề về giấc ngủ.

7. Mãn kinh

Được biết, phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn. Nghiên cứu mới tại Đại học bang Pennsylvania cho thấy rằng trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần. Các phàn nàn phổ biến nhất là khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể.

Trong số 3.302 người tham gia, hơn một phần ba bị mất ngủ. Họ thường thức dậy vào ban đêm.

8. Hệ thống miễn dịch yếu

Tiến sĩ Eamonn Mallon từ Đại học Leicester cho thấy hệ thống miễn dịch cũng có thể là một lý do dẫn đến chứng mất ngủ. Nhà sinh vật học nói rằng quan niệm sai lầm phổ biến là khi chúng ta bị ốm, chúng ta ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mà ông tiến hành cho thấy chứng mất ngủ một phần do bệnh tật.

Một hệ miễn dịch yếu có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

9. Xem chương trình truyền hình

423 người từ 18 đến 25 đã tham gia vào một nghiên cứu tại Đại học Michigan. Họ đã hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến đánh giá về việc xem truyền hình thường xuyên, xem truyền hình dưới dạng binge-watching, chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi, mất ngủ, và cảnh báo trước khi ngủ. Binge-watching được định nghĩa là “xem nhiều tập liên tiếp của cùng một chương trình truyền hình trong một thời gian liên tục”. Các tác giả của nghiên cứu cho rằng vì chương trình truyền hình thường hồi hộp, người xem phải hoàn toàn đắm mình trong cốt truyện.

Kết quả là, sự tương tác chuyên sâu với nội dung truyền hình có thể yêu cầu thời gian phục hồi lâu hơn để buồn ngủ. Điều này có thể gây mất ngủ.

Những cách giúp bạn ngủ ngon hơn

1. Yoga

Các nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Seattle cho thấy tập yoga trong 12 tuần có thể giúp loại bỏ chứng mất ngủ. 249 người đã tham gia vào nghiên cứu này bằng cách tập yoga và thể dục nhịp điệu. Kết quả là, chất lượng giấc ngủ của họ tăng lên và mức độ trầm cảm và căng thẳng giảm.

Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh nên tập yoga vì nó sẽ giúp họ thoát khỏi chứng mất ngủ.

2. Thảo mộc

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của một người và nó liên quan đến một loạt các bệnh như béo phì, trầm cảm, lo âu và các quá trình viêm nhiễm.

Một số công trình nghiên cứu chỉ ra một số loại cây có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các loại thảo mộc đó là nữ lang, hoa bia, hoa cúc, và cỏ.

Cách tiếp cận điều trị này khá tốt vì nó tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Để tránh chứng mất ngủ, bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm có nhiều gia vị.

3. Nước ép anh đào

Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana thấy rằng uống nước ép anh đào hai lần một ngày trong 2 tuần đã giúp tăng thời gian ngủ lên gần 90 phút ở những người lớn tuổi bị mất ngủ. Anh đào là một nguồn tự nhiên của melatonin, một loại hormon giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức.

Ngược lại, không nên uống đồ uống có chứa caffein.

4. Liệu pháp ánh sáng

Theo Grace Dean từ Đại học Buffalo, ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ nhịp sinh học ổn định. Một lượng lớn ánh sáng hoặc thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn.

Điều trị rối loạn giấc ngủ với ánh sáng không phải là một phát hiện mới, nhưng nghiên cứu này thử nghiệm một phương pháp duy nhất. Kính có đèn tích hợp là các lựa chọn thay thế di động cho các khối sáng lớn được sử dụng trong quá khứ.

5. Thiền

Thiền đóng một vai trò trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng mất ngủ.

Bệnh nhân thiền định sẽ cảm nhận được sự cải thiện về chất lượng giấc ngủ, bệnh trầm cảm, cũng như căng thẳng và mệt mỏi sẽ biến mất.

6. Kính màu hổ phách

Sử dụng kính màu hổ phách ngăn chặn ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. Ngoài việc thoát khỏi chứng mất ngủ, áp lực động mạch của bệnh nhân giảm.

7. Tư thế ngủ phù hợp

Ai cũng đều có tư thế ngủ yêu thích, nhưng một số tư thế được xem là tốt hơn so với những tư thế khác. Theo Tiến sĩ John Douillard, nằm nghiêng bên trái có lợi cho sức khỏe của bạn.

Tư thế như vậy tạo điều kiện cho bạch huyết từ não của bạn lưu thông, khuyến khích tiêu hóa thích hợp, và hỗ trợ chức năng lá lách khỏe mạnh. Vì vậy, hãy thử nằm nghiên bên hông trái của bạn và xem bạn cảm thấy thế nào.

Theo Bright Side