Bê bối xâm phạm dữ liệu riêng tư người dùng

9 lý do số tiền phạt 5 tỷ USD dành cho Facebook chỉ là “muỗi“!

VietTimes -- Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) đã công bố số tiền phạt kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay dành cho Facebook: 5 tỷ USD. Nhiều luật sư lại cho rằng Facebook sẽ mở tiệc ăn mừng với bản án này. Tại sao ư? Hãy xem 9 lý do sau đây.
Mô hình của Facebook giống như một công ty buôn bán dữ liệu người dùng
Mô hình của Facebook giống như một công ty buôn bán dữ liệu người dùng

1. 5 tỷ USD chẳng là gì với gã nhà giàu

Thật vậy, 5 tỷ USD là số tiền phạt kỷ lục. Tuy nhiên, đây là một con số không hề tương xứng với những tác hại mà Facebook đã gây ra, cùng nhiều phần thưởng mà gã nhà giàu này gặt hái được.

Ông Rohit Chopra, Ủy viên Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) cho rằng hành động “làm giàu bất chính” của Facebook đã vi phạm luật, và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn nữa trong tương lai. Vị ủy viên nhận định: "Không thể dung túng cho một kẻ ăn cắp 100 USD chỉ phải nộp phạt 50 USD hòng thoát tội”.

“Trên thực tế, giá cổ phiếu của Facebook đã tăng sau khi công bố mức phạt 5 tỷ USD khiến cho thị trường có cái nhìn sai lệch", Ủy viên FTC Rebecca Kelly Slaughter nhận định: “Hình phạt này đã biến hành vi vi phạm trở thành hoạt động có lợi nhuận”.

2. Cuộc điều tra gấp rút, không chặt chẽ

Chẳng ai muốn những cuộc điều tra kéo dài quá lâu. Bởi vì trong quá trình điều tra kéo dài đó, hành vi sai trái rất có thể vẫn có cơ hội tiếp tục. Nhưng trường hợp này không hề đơn giản. Facebook có thể đã vi phạm một hoặc hai lệnh cấm của FTC trong năm 2014. Và hãng này đã vượt qua cuộc điều tra với quy mô tương tự trong nhiều năm.

Thay vì đi sâu tìm kiếm người chịu trách nhiệm, số tiền gian dối đã thu về, hay mức độ thiệt hại đối với công chúng… cơ quan điều tra đã chọn cách nhanh chóng thiết lập một mô hình hành vi vi phạm và áp cho hãng này một con số tròn trĩnh, và được cho là có lợi cho Facebook.

Sự tối giản của cuộc điều tra này chính là hiển nhiên từ thực tế rằng…

3. Chẳng có bất kỳ giám đốc điều hành nào bị đưa ra chịu trách nhiệm

Ủy viên Chopra tuyên bố rằng: “Các ủy viên ủng hộ kết quả này không chỉ trích trách nhiệm của Zuckerberg hoặc bất kỳ nhân viên hay giám đốc nào khác của Facebook. Mặc dù quá trình điều tra có thể bao gồm những cuộc trò chuyện hoặc thư từ không được ghi lại giữa các nhà điều hành và cơ quan điều tra. Tuy nhiên, không hiểu tại sao chẳng có Zuckerberg, hay Sandberg hoặc bất kỳ ai ở cấp cao bị ngồi vào “ghế nóng”.

Và ngạc nhiên hơn, không chỉ các giám đốc điều hành đột nhiên vắng mặt khỏi cuộc điều tra, mà còn…

4. Không có kết luận về phí tổn hay hậu quả nào hết

Mark Zuckerberg đã viết: “Tôi đã thành lập Facebook, và tôi phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên nền tảng của chúng tôi.” Đó là tường trình của vị CEO vào năm ngoái, trước những câu hỏi của Quốc hội. Cũng không phải chỉ có ý kiến của Mark. Có rất nhiều thỏa thuận để bù lấp các khoản phí bổ sung cho các giám đốc điều hành, cùng nhiều mục tiêu nhắm vào công ty.

CEO Mark Zuckerberg của Facebook

CEO Mark Zuckerberg của Facebook - Ảnh: Internet

Ủy viên Chopra tiếp tục chia sẻ: “Tôi tin rằng đã có đủ bằng chứng, bao gồm thông qua các tuyên bố công khai, để hỗ trợ cáo buộc chống lại Mark Zuckerberg vì vi phạm luật năm 2012. Ngay cả không có kết luận đó, vẫn có thể khẳng định chắc chắn rằng khả năng lãnh đạo của các nhà điều hành đã thất bại trong trách nhiệm ngăn chặn hành vi vi phạm này.

Tuy nhiên, nếu liên quan đến các cá nhân, việc tìm hiểu thực tế, kiện tụng sẽ trở nên tốn kém, tốn thời gian. Và tất nhiên, sẽ có nguy cơ thẩm phán sẽ phán quyết chống lại FTC và chính thức miễn tội cho bị cáo, đồng thời đặt ra một số tiền lệ không thỏa đáng. Dù vậy, khi đã xác định rủi ro là quá lớn, thì những thông tin về phí tổn, thiệt hại, đáng lẽ cần phải được đưa ra ánh sáng.

5. “Người dùng miễn nhiễm, không bị ảnh hưởng”

Đó là tuyên bố thông thường đối với bất cứ vụ an ninh bảo mật nào. Thông báo đó giúp cho các công ty thoát khỏi cáo buộc vi phạm thỏa thuận với người dùng. Như một lời mặc cả khi bạn bị quản chế và không có hồ sơ để lĩnh mức phạt tiền hay hoạt động công ích xã hội. Điều này giúp cho cho cả công ty và các giám đốc điều hành quyền miễn trừ, không chỉ đối với bất kỳ vi phạm nào mà FTC kết luận, mà đối với bất kỳ vi phạm nào chưa được kết luận.

Nói cách khác, nó mang lại cho Facebook một cơ hội “trắng án” sau những gì đã gây ra. Thậm chí, nếu có, trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2018, điều đó cũng trở thành bí mật. Thật phi thường khi một người phạm tội lặp đi lặp lại lại được miễn trừ toàn diện. Đây không chỉ là án phạt béo bở, mà hoàn toàn là một đặc ân.

6. Hợp thức hóa các rủi ro và thiệt hại với người dùng bằng… giấy tờ

Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để FTC đưa ra các quy tắc mạnh mẽ về những gì Facebook có thể và không thể làm với dữ liệu người dùng trong tương lai - đặc biệt là khi các quy tắc trước đã có vấn đề trong việc áp dụng và thi hành. Thay vào đó, ngoài một vài quy tắc mới như nhận thông báo từ hệ thống nhận diện khuôn mặt, về cơ bản, họ chỉ nói với Facebook rằng họ có thể làm những gì họ muốn miễn là họ nộp giấy tờ chứng thực.

Vấn đề giải quyết đòi hỏi Facebook phải ghi lại nhiều thứ. Nếu một sản phẩm mới là một rủi ro tiềm tàng, Facebook phải viết một báo cáo về những dữ liệu nào sẽ được thu thập, làm thế nào để thông báo cho người dùng, liệu họ có thể từ chối hay không và làm thế nào (và không có kế hoạch) để giảm thiểu rủi ro đó. FTC sẽ không chỉ ra những gì được cho là rủi ro vô lý, thông báo tối thiểu hoặc yêu cầu bị từ chối, hay liệu một sản phẩm hoặc chiến lược (như hấp thụ WhatsApp) có đáng bị nghi ngờ hay không.

Ủy viên Chpra tiếp tục: “Đây cũng giống như nếu các cơ quan quản lý liên bang, thay vì ra lệnh cho các nhà sản xuất ô tô cài đặt dây an toàn, họ đã ra lệnh cho nhà sản xuất ghi lại những ưu và nhược điểm của việc cài đặt dây an toàn, và để nhà sản xuất tự quyết định xem liệu nó có cần phải làm vậy hay không.”

Miễn là hoàn thiện hồ sơ giấy tờ, Facebook có quyền tự do quyết định những hành động có thể gây rủi ro, thiệt hại cho người dùng và cách xử lý những việc đó. Chẳng khác gì yêu cầu một tên cướp ngân hàng viết nhật ký. Nhưng ngay cả khi ai đó đọc nó và không thể chấp nhận được thì cũng chẳng sao.

7. Đơn vị giám sát là chỉ là một Ủy ban

Facebook phải thành lập một Ủy ban về quyền riêng tư, với những cán bộ đảm bảo tuân thủ và người kiểm tra độc lập để đảm bảo rằng các quy tắc mà chính họ đặt ra luôn đầy đủ và được tuân thủ nghiêm ngặt. Thật đáng buồn, những gì Facebook đang làm chỉ là thực hiện rất nhiều đánh giá, chứng nhận, biên bản tóm tắt, hay nói cách khác là chẳng làm gì.

Các nhân viên tuân thủ ký vào chương trình bảo mật, để ngăn chặn hay “bật đèn xanh” để sử dụng thông tin người dùng? Những người kiểm tra cũng chẳng đủ thẩm quyền. Nếu họ báo cáo rằng chương trình bảo mật không hiệu quả, họ chỉ cần đăng ký khiếu nại và chờ Facebook tự biện minh.

Bộ phận ủy ban độc lập của thành phố và các thành viên của nhóm này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do quyền biểu quyết rất lớn và sẽ có thể gây khó khăn cho bất kỳ thành viên rắc rối nào. Ngay cả khi họ không thể, thì ủy ban này cũng không có quyền quản lý - đó chỉ là một con tem do Facebook phát hành cho các giấy tờ do Facebook viết ra mà thôi.

8. Những mối quan hệ trùng hợp

Ủy ban Thương mại liên bang FTC - Nguồn: Internet

Ủy ban Thương mại liên bang FTC - Nguồn: Internet

Như ông Harper Neidig của tờ The Hill chỉ ra: Sean Royall, cố vấn trưởng của Facebook trong các thủ tục tố tụng này, là phó giám đốc của Cục Cạnh tranh FTC (không phải Cục Bảo vệ Người tiêu dùng) từ 2001-2003. Ông chủ của ông tại văn phòng lúc đó là Joseph Simons - chủ tịch hiện tại của FTC.

Đây có lẽ chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

9. Chẳng có gì thay đổi

Trong thập kỷ qua ngày càng có tranh cãi giữa Facebook và cả người dùng và các nhà quản lý (được cho là vậy): rằng mô hình kinh doanh của Facebook chẳng khác gì bộ sưu tập dữ liệu cá nhân người dùng, sau đó sẽ được chắt lọc để bán cho các nhà quảng cáo.

Bất kỳ cơ quan quản lý bảo vệ người tiêu dùng nào cũng cho rằng mô hình kinh doanh này phải tạm dừng ngay và án phạt này dường như là một sự chứng thực ngầm cho điều đó. Vấn đề thực sự nguy hiểm hơn nhiều so với đống giấy tờ, tường trình bổ sung để Facebook điền vào trong khi họ vẫn thực hiện quy trình buôn bán thông tin người dùng ban đầu mà không có bất kỳ sự cấm đoán nào.

Công bằng mà nói, FTC là một cơ quan phản ứng, và như vậy cơ quan này bị giới hạn yêu cầu chủ động thực sự. Nhưng có vẻ như họ đã thử nghiệm những giới hạn đó ngay trong hôm nay. Quyết định không kiện tụng, số tiền phạt không tưởng tượng và khoản hỗ trợ miễn trừ tuyệt vời cho thấy cơ quan này đang làm việc thoải mái và chỉ đơn thuần muốn xử lý cho qua chuyện.

Đây là cơ hội để FTC chứng minh rằng Hoa Kỳ là địa điểm mà các công ty internet toàn cầu như Facebook có lẽ chẳng phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ. Điều sáng rõ nhất sau án phạt này, không phải một cuộc điều tra quy mô lớn, mà là một thay đổi, một quá trình hợp thức hóa khổng lồ mà thôi.

Theo Techcrunch