Kết quả trên đạt được khi Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và phát triển (RED Communication) khảo sát bằng phương pháp điều tra xã hội học bảng hỏi với 208 bảng hỏi trực tuyến, 364 bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp.
Qua khảo sát trực tiếp, có tới 91,5% số người được hỏi sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo mạng, máy thu hình. Tỷ lệ công chúng sử dụng điện thoại cũng ở mức tương đối cao 86% và dùng mạng xã hội là 61%. Các phương tiện truyền thông khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Máy thu hình (TV) là phương tiện được truyền thông đại chũng được sử dụng nhiều nhất, gần 40%, gấp hơn 6 lần so với báo in, 6,32%. Tỷ lệ người dân sử dụng TV nhiều nhất ở khu vực nông thông (Cần Giờ: 62,3%, Ba Vì: 49%).
Cả hai đối tượng khảo sát trực tuyến và trực tiếp đều cho thấy, tỷ lệ người đọc báo in và nghe radio chiếm tỷ lệ thấp nhất. Như vậy, hiện nay, radio và báo in đều không được sử dụng phổ biến, thay vào đó là phương tiện truyền thông mạng xã hội vào báo mạng được dùng rông rãi hơn.
Phân theo nhóm tuổi, độ sử dụng báo in nhiều nhất là độn tuổi từ 25 đến 55, chiếm 70%. Đây cũng là độ tuổi có số phiếu khảo sát được trả lợi nhiều nhất so với các nhóm tuổi khác.
Tuy nhiên, trên tổng thể, số người khảo sát, số người đọc báo in chỉ chiếm 6,32%, điều này cho thấy số người nđọc báo in thấp và chỉ tập trung ở nhóm tuổi la động.
Nhóm tuổi trên 25 tuổi trở lên sử dụng TV nhiều nhất: 57% nhóm 25 đến 55 tuổi xem ti vi và 36% nhóm tuooir trên 55. Nhóm sử dụng mạng xã hội nhiều nhất là nhóm dưới 25 đến 55 tuổi, với 99% số người được hỏi.
Phân theo giới tính, nhóm nữ xem TV nhiều nhất, 64%, nhóm nam sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, 54%. Thống kê này cho thấy sở thích về sử dụng phương tiện truyền thông của nam và nữ là khác nhau.
Khảo sát cũng cho biết, đa số người được hỏi dành khoảng 2h mỗi ngày để theo dõi truyền thông đại chúng, chỉ có 10% sử dụng ít hơn 1 giờ cho việc dùng báo in, báo mạng, TV, đài. Số người không sử dụng phương tiện truyền thông là không đáng kể.