80 năm Khởi nghĩa Bắc Sơn: Làm sao để xứng đáng với sự hy sinh của vị chỉ huy Phùng Chí Kiên

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 24/9/2020 Lạng Sơn tổ chức long trọng kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940- 27/9/2020). Trong không khí long trọng ấy chúng ta còn cần phải làm nhiều nữa mới mong xứng đáng với công lao, sự hy sinh của những người lính trong phong trào khởi nghĩa Bắc Sơn vì tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Chúng ta còn cần phải làm nhiều nữa mới mong xứng đáng với công lao, sự hy sinh của những người lính trong phong trào khởi nghĩa Bắc Sơn vì tổ quốc thân yêu của chung ta.
Chúng ta còn cần phải làm nhiều nữa mới mong xứng đáng với công lao, sự hy sinh của những người lính trong phong trào khởi nghĩa Bắc Sơn vì tổ quốc thân yêu của chung ta.

Dự Lễ kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Bắc Sơn choán trong tâm trí cảm giác tự hào. Và nữa, không ít ngậm ngùi trước những khúc nhôi tráng ca lẫn hùng ca.

Khởi nghĩa Bắc Sơn và chiến công của các đơn vị Cứu Quốc quân thời điểm những năm 1940, 1941 cùng các yếu nhân như Chu Văn Tấn, Phùng Chí Kiên, Lương Văn Tri … gần như nhuốm và tiếp tục cái hào khí tiết liệt trung nghĩa "không thành công cũng thành nhân" của các nhà ái quốc Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học,  Đội Cấn- Đội Cung… của vụ Hà Thành đầu độc? 

Các lãnh tụ của phong trào Bắc Sơn (Ảnh tư liệu)
Các lãnh tụ của phong trào Bắc Sơn (Ảnh tư liệu)

Chỉ mới giành chính quyền và làm chủ Châu Bắc Sơn hơn 1 tháng, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị Pháp đàn áp khốc liệt "nơi Châu xưa hồi thắm máu cây rừng" (ca từ trong ca khúc "Bắc Sơn" của Văn Cao); rồi sau đó các cuộc chiến đấu không cân sức của các chi đội Cứu quốc quân mở đường máu và tấm gương hy sinh tiết liệt của 2 vị chỉ huy Phùng Chí Kiên, Lương Văn Tri… Ở đây có một chữ may lớn. May nhờ có sự lãnh đạo chỉ đạo sáng suốt kịp thời của thường vụ TƯ Đảng và vai trò của Hồ Chí Minh nên hào khí Bắc Sơn không tắt lịm "không thành công cũng thành nhân" như các cuộc kháng Pháp trước. Những nghĩa binh, chiến sĩ của Cứu quốc quân Bắc Sơn may mắn thoát khỏi vòng vây đã được tiếp sức, hồi sinh và mau chóng vượng sức lại trở thành lực lượng tiền thân của Quân đội NDVN. Đúng như ca từ mà NS Văn Cao đã nhắc "Đoàn người Việt mới quyết hy sinh một lòng…"

Nhưng có chút chi đó ngậm ngùi nghĩ đến vị đầu lĩnh Bắc Sơn Phùng Chí Kiên năm ấy?  Phùng Chí Kiên, cái tên Bác Hồ đặt cho chiến sĩ cách mạng Nguyễn Vĩ quê Diễn Châu Xứ Nghệ - sự gặp gỡ  giữa ý chí và lòng kiên trung. Hơn 60 năm kể từ thời điểm hy sinh anh dũng, cụ Phùng Chí Kiên vẫn không được công nhận Liệt sĩ vì vấp phải bao thủ tục hành chính rườm rà không đáng có?

Phùng Chí Kiên (Ảnh tư liệu)
Phùng Chí Kiên (Ảnh tư liệu)

Có vẻ như người ta đã quên khuấy đi công lao của một vị khai quốc công thần Phùng Chí Kiên? Tham gia cách mạng từ năm 1924 (khi 23 tuổi), năm 1925 được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Vào Đảng năm 1931. Từng dự lớp huấn luyện Trường Quân sự Võ bị  Hoàng Phố. Năm 1931, được cử sang học ở trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô.  Năm 1932, ông tham gia khởi nghĩa tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tháng 3/1935,  được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1941, khi Bác Hồ trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, ông cùng về nước với Bác. Tại hội nghị lần thứ tám, ngày 19/5/1941, ông được Trung ương phân công phụ trách lực lượng quân sự của Đảng ở chiến khu Bắc Sơn.  Trong một trận đánh không cân sức ông bị bắt. Bị tra tấn dã man nhưng vẫn giữ tròn khí tiết. Ngày 21/8/1941, nhà cách mạng  Phùng Chí Kiên bị địch hành hình dã man bêu đầu tại Cầu Ngân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng. Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí.

Những là Phùng Chí Kiên sinh ra ở quê nhưng không hoạt động và cũng chưa có hồ sơ thể hiện sự hoạt động ở quê nên địa phương không có căn cứ để giải quyết (?!) nên địa phương cũng không có cơ sở để xác nhận lý lịch của Phùng Chí Kiên?

Khi địa phương có công văn gửi Bộ Quốc phòng thì Bộ Quốc phòng giao cho Tỉnh đội Nghệ An thực hiện. Nhưng vẫn không giải quyết được vì nhà cách mạng Phùng Chí Kiên không… thuộc đơn vị nào của quân đội!

Rồi những là bên quân đội thì bảo cụ Kiên là người thuộc địa phương quản lý, vì cụ ấy hy sinh (năm 1941) trước khi có… Quân đội NDVN (thành lập ngày 22-12-1944) hơn ba năm thì giải quyết thế nào v.v… Trong khi đó rờ rỡ một sự thật Phùng Chí Kiên từng là yếu nhân Đội Du kích Bắc Sơn, chỉ huy Cứu Quốc Quân, không những thế lại là vị chỉ huy quân sự đầu tiên đồng thời là vị tướng đầu tiên. Vậy Phùng Chí Kiên không phải là người của quân đội thì là người của ai?

May mắn nhiều năm về sau, ngày 10/11/2003 tướng Phùng Chí Kiên cũng được công nhận liệt sĩ, nhận Bằng Tổ quốc Ghi công và Truy tặng Huân chương Chiến công Hạng Ba.

Một mong mỏi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là làm sao tìm được thủ cấp của người đồng chí- đồng đội yêu quý. Bởi dằng dặc bao năm mộ phần đồng chí Phùng Chí Kiên ở Cao Bằng và sau này ở Nghĩa trang Mai Dịch chỉ có phần thây. Lộ trình mà Tướng Giáp cùng nhiều đồng chí khác nữa và người thân Phùng Chí Kiên đi tìm nơi chôn cất phần đầu liệt sĩ trong nhiều năm quả là công trình xiết kể mấy mươi mà báo chí đã đăng tải hơn mười năm nay. Tìm được rồi nhưng những sự đồn thổi và có cả sự  đàm tiếu này khác khiến người thân gia đình Phùng Chí Kiên choáng váng!

Nhưng may mắn những người thân ấy đã tĩnh tâm và đồng thuận như lời người cháu đích tôn đã điềm tĩnh lẫn chua xót trước bàn dân thiên hạ: “Các báo chí, cơ quan truyền thông đại chúng trong thời gian qua đăng tải cũng như đồn thổi những tiêu cực liên quan đến tìm kiếm phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Tôi Nguyễn Văn Quang và toàn thể con cháu họ tộc liệt sĩ Phùng Chí Kiên hoàn toàn bác bỏ những luận điểm sai trái, coi đó là sự vu cáo vô căn cứ, xúc phạm tâm linh liệt sĩ Phùng Chí Kiên - vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, xúc phạm đến gia đình con cháu dòng tộc liệt sĩ. Đề nghị báo chí vạch trần và hủy bỏ các luận điểm trên”.

Thượng tướng Chu Văn Tấn (phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Ảnh Tư liệu
Thượng tướng Chu Văn Tấn (phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Ảnh Tư liệu

Còn đó một mong muốn cháy bỏng của tướng Giáp lúc sinh thời là đồng chí Phùng Chí Kiên ra đi làm cách mạng từ nhỏ, không vợ con gia đình, nay chưa có nơi thờ tự.


May mắn, từ đề nghị đó của Đại tướng, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đầu tư xây dựng dự án Khu di tích Phùng Chí Kiên ngay tại quê nhà của ông ở xóm 1, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2010 với tổng mức kinh phí 25 tỉ đồng. Năm 2016 một số hạng mục của dự án như Nhà tưởng niệm, Nhà tiếp đón, phục dựng một số hạng mục di tích gốc, cầu đá, bờ rào, san nền cơ bản hoàn thành. Hiện còn một số hạng mục vẫn còn dở dang gồm: Đường nội bộ, đường xung quanh, sân lễ hội, bãi giữ xe, hệ thống thoát nước tổng thể.

Nguyên nhân dẫn đến việc thi công chậm là do nguồn vốn tỉnh cấp “nhỏ giọt”. Đến nay dự án chỉ mới giải ngân được 8,5 tỉ và một nguồn vốn từ xã hội hóa. Từ năm 2017, công trình không được cấp vốn khiến một số hạng mục của dự án chưa hoàn thành. Khu lưu niệm đang trong tình trạng chậm tiến độ, hoang phế!

Mới đây, chúng tôi đã gọi điện cho Quang Long, phóng viên Báo Tiền Phong thường trú tại Nghệ An, để thẩm tra lại. Biết đâu mấy năm qua, những 2018, 19… Nghệ An lại đã âm thầm thực thi những nghĩa cử này khác? Nhưng mấy ngày sau Quang Long điện ra nói đã kiểm tra và cho biết Dự án Khu di tích Phùng Chí Kiên ở xóm 1 Diễn Yên Diễn Châu vẫn hiện trạng như năm… 2017!

Nơi cao xanh kia, Tướng Giáp có hay, mình đã về với các nghĩa binh Bắc Sơn nhiều năm rồi mà nơi thờ tự, tưởng niệm người đồng đội đồng chí, vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam nay vẫn còn dang dở?

Phần bi tráng lẫn bi hùng có lẽ còn lẩn khuất xoắn bện đối với vị thủ lĩnh, con hùm xám Bắc Sơn Chu Văn Tấn! Có lẽ một dịp thích hợp nào đó sẽ tháo gỡ cái phần cuối cuộc đời vị tướng từng hưởng cái đặc ân được Cụ Hồ phong hàm tướng liền một lúc từ Thiếu tướng lên Thượng tướng!