7 lỗi thường gặp về nhiếp ảnh và cách khắc phục

VietTimes -- Nhiếp ảnh là một nghệ thuật rất được ưa thích trong giới trẻ hiện nay. Thế nhưng, để chụp được một bức ảnh đẹp không phải dễ với tất cả mọi người ngay cả các chuyên gia nhiếp ảnh đôi khi cũng mắc phải. Dưới đây là một số vấn đề nhiếp ảnh phổ biến nhất và biện pháp khắc phục giúp bạn sở hữu những tấm hình long lanh hơn. 
Ảnh minh họa: Techradar
Ảnh minh họa: Techradar

1. Thay đổi ống kính sẽ tạo bụi trên cảm biến?

Nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh DSLR và không gương lật dường như rất ngại việc thay đổi ống kính vì lo sợ các hạt bụi bẩn từ bên ngoài rơi vào cảm biến trên máy ảnh và gây ra các chấm bụi nhỏ trên hình ảnh. Tuy nhiên, sử dụng ống kính tốt nhất cho bất kỳ cảnh quay cụ thể nào là một trong những điểm hấp dẫn nhất đối với máy ảnh DSLR và không gương lật.

Đừng ngại thay đổi ống kính khi cần, nhưng hãy cẩn thận. Bạn cần tắt máy ảnh, vì điều này sẽ loại bỏ bất kỳ điện tích tĩnh nào có thể thu hút các hạt bụi từ cảm biến . Nếu có thể, hãy chọn một vị trí không có bụi, không có gió khi thay đổi ống kính hoặc ít nhất hãy che chắn khỏi gió.

Tiếp theo, lấy ống kính sẵn sàng thay thế để không phải lãng phí thời gian với các bộ phận bên trong của máy ảnh. Cuối cùng, giữ ống kính của máy ảnh hướng xuống dưới khi thay đổi ống kính, để giảm thiểu nguy cơ bất kỳ bụi bẩn rơi vào nó.

2.  Cài đặt định dạng chất lượng ảnh thô - RAW hay định dạng ảnh nén - JPEG?

Người yêu nhiếp ảnh đã rất quen thuộc với định dạng ảnh JPEG (hay JPG) bởi đây là định dạng ảnh phổ biến nhất trong thế giới kỹ thuật số. Điều đầu tiên cần biết về định dạng này là JPEG là một định dạng ảnh nén nhỏ và trong quá trình nén luôn xảy ra việc mất mát thông tin (màu sắc, chi tiết) nên định dạng này được xếp vào dạng ảnh nén bị mất dữ liệu. Ảnh càng nén nhỏ, càng bị mất nhiều dữ liệu và không đẹp và rõ nét, đầy đủ màu sắc bằng ảnh gốc. RAW là định dạng ảnh thô chưa qua xử lý trên nhiều loại máy ảnh số (thông thường các máy ảnh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp mới cho phép lưu ảnh ở định dạng RAW, các máy ảnh du lịch nhỏ gọn thường chỉ cho phép lưu ở định dạng JPEG). Khi chụp ở định dạng RAW, máy ảnh không thực hiện việc nén ảnh và một số quy trình khác như cân bằng trắng, điều chỉnh tông/gam màu và sắc của ảnh (tones, hue, saturation…)

Định dạng thô tốn nhiều thời gian hơn, và cần phải sử dụng một bộ chuyển đổi thô như Photoshop Lightroom, nhưng kết quả lại hoàn toàn đáng giá.

3. Ảnh trong nhà bị ngả vàng cam?

Nguyên nhân có thể là do Hệ cân bằng ánh sáng trắng (White Balance) không chính xác. Chế độ Auto White Balance trên máy ảnh DSLR thường điều chỉnh khá tốt với các điều kiện ánh sáng ban ngày khác nhau, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, hoặc bóng râm. Nhưng khi chụp trong nhà, ảnh thường bị ngả vàng cam vì bóng đèn tròn sợi đốt cho ra ánh sáng “ấm” hay màu cam.

Chế độ Tungsten thiết lập cho tình huống này sẽ tự động thêm vào màu xanh để cân bằng ánh sáng.

4. Một số ISO trên máy ảnh không khả dụng dưới dạng cài đặt chuẩn?

Nhiều máy ảnh chia phạm vi độ nhạy thành các phần ISO chuẩn và mở rộng. Điều này có nghĩa là máy ảnh cung cấp chất lượng hình ảnh tối ưu trong phạm vi ISO tiêu chuẩn, với chi tiết tối đa và lượng nhiễu ảnh kỹ thuật số ít nhất ở cài đặt ISO cơ sở - thường là ISO 100 hoặc ISO 200. Ở phạm vi mở rộng, độ nhiễu lại càng rõ ràng.

Điều này mang đến cho bạn sự linh hoạt trong điều kiện ánh sáng yếu, nhưng chất lượng hình ảnh kém sẽ dễ nhận ra nếu bạn chụp trong phạm vi tiêu chuẩn của máy ảnh.

5. Sử dụng khẩu độ nhỏ nhất khiến bức ảnh bị mềm đi (soften)

Khi giảm khẩu độ để tạo ra những bức ảnh có độ sâu trường ảnh lớn hơn, điều này đồng thời cũng tạo ra những tác động của sự nhiễu xạ ánh sáng và sẽ làm bức ảnh bị mềm (soften) đi.

Sự nhiễu xạ ánh sáng này thực chất là sự bẻ cong các luồng sáng khi chúng đi qua những cạnh khẩu độ. Những luồng sáng bị bẻ cong này sẽ không tiếp xúc được với bề mặt của cảm biến, do đó tạo nên những bức ảnh bị mềm đi.

Có thể hiểu là khi khẩu độ càng nhỏ thì càng ít ánh sáng vào được và càng nhiều luồng sáng bị bẻ cong hơn. Vì vậy, không nên khép vào khẩu độ nhỏ nhất của ống kính vì nó sẽ tạo ra những bức ảnh bị mềm đi và làm hỏng mất phần nào ý đồ định làm ảnh có vùng nét nhiều chi tiết hơn khi khép khẩu sâu.

6. Một số ảnh bị mờ, đặc biệt là ở các cài đặt tiêu cự dài hơn?

 

Rung máy ảnh là vấn đề rất dễ xảy ra với độ dài tiêu cự dài hơn. Cách dễ nhất để tránh trường hợp này là sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn cả khi tăng cài đặt độ nhạy của máy ảnh (ISO).

Nguyên tắc chung là tốc độ cửa trập phải nhanh hơn độ dài tiêu cự, ví dụ, nếu bạn chụp với ống kính tương đương 200mm, bạn không nên chụp chậm hơn 1/250 giây nếu không thì hiện tượng rung máy ảnh sẽ làm hỏng ảnh của bạn.

Ổn định hình ảnh cũng có thể là một trợ giúp lớn trong việc giảm rung máy. Với bộ ổn định 4 điểm, chất lượng ảnh cầm tay khi sử dụng ống kính 400mm vẫn đẹp ngay cả khi giảm tốc độ cửa trập từ 1/500 giây xuống 1/30 giây.

7. Nên sử dụng chế độ lấy nét tự động nào?

Hầu hết các máy ảnh đều có hai chế độ lấy nét tự động (AF) cơ bản: Single và Continuous.

Nhìn chung, chế độ Single hoạt động tốt nhất vì lấy nét tự động khóa lên mục tiêu khi bạn nhấn nhẹ vào nút nhả cửa trập và vẫn cố định trong khi bạn duy trì bấm nhẹ, cho đến khi nhấn hoàn toàn nút để chụp.

Chế độ lấy nét tự động Continuous tốt hơn khi chụp mục tiêu chuyển động, vì tiêu điểm sẽ liên tục theo dõi đối tượng, mặc dù mức độ thành công sẽ phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống tự động lấy nét trên máy ảnh.

Theo Techradar