5 cách khắc phục lỗi không thể truy cập WiFi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính hoặc smartphone không thể truy cập WiFi, đơn cử như đứt cáp, cấu hình sai thông số, router bị treo… Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

1. Ping

Đầu tiên, bạn hãy thử kiểm tra kết nối đến trang web cần truy cập bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R (Windows), nhập từ khóa cmd và nhấn Enter. Tương tự, nếu đang sử dụng macOS, người dùng chỉ cần bấm Command + Space, sau đó gõ Terminal để mở cửa sổ dòng lệnh.

Tiếp theo, bạn nhập vào dòng lệnh ping . Ví dụ, ping kynguyenso.plo.vn, lệnh này sẽ gửi các gói tin đến máy chủ để kiểm tra tình trạng hoạt động. Nếu thông báo trả về là Reply from… thì mọi thứ hoạt động bình thường và ngược lại. Lưu ý, có một số trang web sẽ không phản hồi với lệnh ping, đơn cử như microsoft.com.

2. Vấn đề với một website cụ thể

Để kiểm tra tình trạng hoạt động của một trang web cụ thể, bạn hãy truy cập vào http://downforeveryoneorjustme.com/, sau đó nhập địa chỉ trang web cần kiểm tra vào khung trống. Nếu kết quả trả về là Up (như hình bên dưới) thì mọi thứ hoạt động bình thường, lúc này, lỗi sẽ nằm ở thiết bị hoặc người dùng.

3. Các vấn đề về Modem và Router

Để kiểm tra tình trạng của router/modem, bạn hãy nhìn vào thiết bị, nếu đèn xanh đang nhấp nháy thì mọi thứ hoạt động bình thường, ngược lại, nếu xuất hiện đèn màu vàng/cam thì đã có lỗi xuất hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm cáp Ethernet vào router để thử truy cập Internet, nếu mọi thứ bình thường thì lỗi nằm ở phần phát WiFi trên router.

Trong trường hợp này, bạn hãy tắt nguồn router/modem và để khoảng 30 giây, sau đó tiến hành bật trở lại.

4. Vấn đề với máy tính

Virus, phần mềm độc hại, cấu hình sai tường lửa… cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể truy cập WiFi. Để khắc phục, bạn hãy cài đặt thêm phần mềm chống virus và quét toàn bộ máy tính, xóa ứng dụng tường lửa và đưa mọi thứ về chế độ thiết lập mặc định.

5. Vấn đề về DNS

Nếu DNS của nhà cung cấp dịch vụ gặp sự cố, bạn có thể chuyển sang DNS của bên thứ ba như Google DNS, OpenDNS… bằng phần mềm DNS Jumper. Ứng dụng hiện đang được cung cấp miễn phí tại địa chỉ https://goo.gl/LnTDC2. Khi hoàn tất, người dùng chỉ cần chọn máy chủ DNS tương ứng hoặc tự nhập rồi nhấn Apply DNS để lưu lại.

Nếu vẫn không thể truy cập WiFi sau khi đã áp dụng những cách trên, bạn hãy thử liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để nhờ kĩ thuật xuống kiểm tra.

Như vậy là Kynguyenso.plo.vn đã giới thiệu xong 5 cách xử lý lỗi không thể truy cập WiFi. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo nhỏ để tăng thêm kinh nghiệm như Mẹo tăng sóng WiFi không cần tốn tiền hay Sửa lỗi WiFi bị limited trên Windows.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Theo PLO

http://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/tuyet-chieu/5-cach-khac-phuc-loi-khong-the-truy-cap-wifi-740113.html