PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng Việt Nam
|
1. Nước rửa tay khô là cách chống virus hữu hiệu nhất?
- Người dân hiện đang tìm mua nước rửa tay khô, nhưng mặt hàng này khá khan hiếm trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu không dùng nước sạch để rửa trôi thì chất bẩn, vì khuẩn, virus vẫn bám trên tay. Theo ông, loại nước này có hiệu quả diệt virus thật sự?
- Ông có gợi ý cụ thể về loại xà phòng nên sử dụng? Dùng xà phòng giặt có được không?
- Rửa tay bằng nước và xà phòng là cách đơn giản, tiết kiệm và hữu hiệt nhất để phòng ngừa bệnh tật. Tất cả các loại xà phòng đều được cả, kể cả xà phòng giặt. Sở dĩ cần dùng xà phòng là để làm trôi vi khuẩn trên bàn tay, từ đó làm sạch bàn tay.
Tác dụng chính của xà phòng không phải để diệt virus hay vi khuẩn, tác dụng đơn giản của các loại này chỉ là làm trôi đi, để chất bẩn, vi khuẩn, virus không bám trên bàn tay mình.
2. Học sinh cần mang theo nước sát khuẩn hoặc cồn 70 độ?
- Nhiều phụ huynh chắt cồn 70 độ ra các chai dạng xịt cho con mang đến lớp. Việc dùng cồn 70 độ để sát khuẩn với các em học sinh có thật sự cần thiết không, thưa ông?
- Tôi cho rằng không cần dùng cồn làm gì. Các cháu học sinh chỉ cần rửa tay thường xuyên, làm sạch bề mặt dụng cụ, bàn ghế, cầu thang, tay nắm cửa,…
Hiện tất cả các trường học đều có nước và xà phòng để rửa tay. Ngoài ra, các trường học cũng cần thường xuyên áp dụng các biện pháp khử khuẩn bề mặt dụng cụ, lau bàn ghế bằng chất tẩy rửa. Nếu không thực hiện thường xuyên, để các cháu học sinh sờ vào bàn ghế không được khử khuẩn thì chất bẩn lại bám vào tay.
Thời điểm này, đại đa số khách vào cơ sở kinh doanh thuốc để tìm mua nước rửa tay khô và khẩu trang y tế vốn đang rất khan hàng và giá bị đẩy lên rất cao.
|
3. Mọi người phải đeo khẩu trang?
- Thị trường hiện đang “sốt” khẩu trang, từ khẩu trang y tế tới khẩu trang vải. Theo ông, khẩu trang có phải yếu tố tiên quyết, nhất định phải có trong việc phòng chống dịch virus Corona mới?
- Khẩu trang chỉ là một cách thôi. Hiện nay Bộ Y tế cũng không yêu cầu tất cả mọi người phải đeo khẩu trang. Những người khỏe mạnh không cần thiết phải đeo khẩu trang.
4. Nhất thiết dùng khẩu trang y tế?
- Khẩu trang y tế là mặt hàng cực kì khan hiếm hiện nay, giá bán mỗi chiếc bị đẩy lên đến 10 lần giá ngày thường. Việc dùng khẩu trang y tế có thật sự cần thiết không, thưa ông?
- Chỉ những người lui tới các cơ sở y tế, những người đi chăm sóc bệnh nhân, các bệnh nhân đang điều trị hoặc những người làm việc tại các cơ sở y tế mới cần dùng khẩu trang y tế.
Trao đổi về dự đoán thời điểm có thể hết dịch virus Corona mới, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết: “Điều này cũng khó biết, vì dịch ở Trung Quốc đang bùng phát rất mạnh. Việt Nam lại là nước có đường biên giới rất dài với Trung Quốc, đặc biệt việc giao thương rất lớn. Tôi hi vọng dịch sẽ được khống chế tốt, không để bùng phát dịch”. |
- Nhiều người đeo khẩu trang y tế xong gỡ ra, gấp lại, để vào túi áo cho lần sửa dụng sau. Ông có bình luận gì về việc này?
- Nguyên tắc chỉ dùng khẩu trang y tế một lần, không dùng lại lần hai, vì nếu có tác nhân gây bệnh mà sau khi sử dụng, người dân lại sờ tay vào khẩu trang đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, người dân chỉ cần sử dụng khẩu trang vải với điều kiện giặt và thay mới hằng ngày. Khi không có khẩu trang, phải che tay khi ho để không bắn nước bọt vào người khác.
Xin cảm ơn ông!
Cách giữ vệ sinh, phòng dịch với trẻ nhỏ PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến nghị đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cần thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước và xà phòng, tránh đến chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người sốt, ho, khó thở, cố hắng. Ngoài ra, các đồ chơi, vật dụng trong nhà cần được vệ sinh thường xuyên. Nền nhà, các bề mặt dụng cụ trong nhà cũng được lau bằng chất tẩy rửa thông thường. Việc lau dụng cụ, lau các bề mặt và rửa tay là hết sức quan trọng, các gia đình cần hết sức lưu ý. |