4 lý do Tây Du Ký 2 thành bom tấn

VietTimes -- Không chỉ biến hóa với cốt truyện cùng những tình tiết bất ngờ, Tây Du Ký 2 ghi điểm bởi bối cảnh hoành tráng, kỹ xảo tầm Hollywood cùng diễn xuất vô cùng ấn tượng của dàn diễn viên hạng A của màn ảnh hoa ngữ.
4 lý do Tây Du Ký 2 thành bom tấn

1. Hiệu ứng 3D mãn nhãn

Nếu phần 1 có đến hơn 2.600 cảnh kỹ xảo thì tới phần 2 số lượng này sẽ giảm còn khoảng hơn 1500 cảnh để bảo đảm tính hoàn mỹ của một tác phẩm điện ảnh. Số lượng cảnh kỹ xảo được rút ngắn xuống sẽ giúp cho nhà sản xuất càng chú tâm hơn nữa để chỉn chu đến từng chi tiết trong mỗi cảnh quay. Từ lúc chuẩn bị đóng máy đến việc chế tác hậu kỳ đã hao tốn gần 2 năm, "Tây Du Ký 2: Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh" đã ngốn tới hơn 450 triệu NDT (1.620 tỉ đồng). 

Vì sao 'Tây Du Ký 2: Tôn Ngộ Không Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh' đáng xem mùa Tết?

Những cảnh chiến đấu cũng gây được ấn tượng dưới sự chỉ đạo của chuyên gia võ thuật gạo cội Hồng Kim Bảo. Nhiều trường đoạn sẽ khiến khán giả vô cùng mãn nhãn, như khi Tôn Ngộ Không giáng hạ trong bộ giáp vàng. Hơn nữa, các trận chiến dưới góc quay slow-motion chính là một hương vị mới khiến Tây Du Ký 2 trở nên sống động và thú vị hơn.

2. Dàn diễn viên hạng A xuất hiện trong tạo hình ấn tượng

Cạnh thế mạnh về kịch bản, sự nỗ lực không ngừng vì vai diễn của dàn diễn viên cũng đáng được ghi nhận. Dàn nam thần Quách Phú Thành, Phùng Thiệu Phong, Tiểu Thẩm Dương, La Trọng Khiêm đã có đốn tim khán giả khi nhập các vai kinh điển: Ngộ Không, Đường Tăng, Sa Tăng, Bát Giới. 

Không chỉ đẹp trai mà diễn xuất của từng người đều có một sự đầu tư tỉ mỉ, bộc lộ được nét riêng của từng nhân vật. Quách Phú Thành tiếp bước Chân Tử Đan thể hiện một Tôn Ngộ Không đầy hoang dã và quả cảm. Phùng Thiệu Phong lại trở thành Đường Tăng thoạt đầu phiền phức, song lại là người có tấm lòng bao dung hết mực. Trong khi đó, Tiểu Thẩm Dương và La Trọng Khiêm lại ăn điểm nhờ sự hài hước.

Bên cạnh bốn diễn viên chính, Tây Du Ký 2 còn là màn trình diễn tuyệt vời của hoa đán Củng Lợi. "Mỹ nhân không tuổi" của điện ảnh Hoa ngữ sẽ không làm người xem thất vọng khi hóa thân thành nhân vật phản diện Bạch Cốt Tinh. Sự trở lại của nữ hoàng điện ảnh đã tạo ra một Bạch Cốt Tinh rất khác, vừa mưu mô xảo quyệt, lại vô cùng quyến rũ và chất chứa nhiều tâm tư làm lay động lòng người.

Vì sao 'Tây Du Ký 2: Tôn Ngộ Không Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh' đáng xem mùa Tết?

Tạo hình nhân vật cũng là điểm mạnh đáng quan tâm của phần phim này. Mỗi bộ trang phục trong phim đều được thực hiện thủ công, chưa kể phần hóa trang tỉ mỉ. Chỉ riêng Tôn Ngộ Không đã mất hơn 7 tiếng/ ngày để hóa trang tạo hình Tề Thiên Đại Thánh. Chính sự đầu tư công phu này cũng khiến Tây Du Ký 2 ấn tượng hơn hẳn phần đầu. Đặc biệt, nếu là một người hâm mộ Củng Lợi, bạn không thể bỏ qua bộ phim mà cô đẹp lung linh nhất trên màn ảnh rộng từ trước đến nay.

3. Góc nhìn đời thường và ý nghĩa về tình thầy trò của Tôn Ngộ Không

Điều thú vị nhất của tập phim này là sợi dây gắn kết tình nghĩa sư đồ của thầy trò Tôn Ngộ Không. Không còn là câu chuyện xa lạ của những "siêu nhân" với phép thần thông quảng đại, khán giả được chứng kiến một câu chuyện đậm tính "người". Đường Tăng và Ngộ Không vốn là hai sinh vật hoàn toàn đối lập nhau, một người một yêu, một thánh thiện từ bi, một quyết liệt độc đoán. Cuối cùng, cả hai "người" họ lại cùng trải qua nhiều tình huống để học cách dung hòa, tin tưởng đồng đội và cùng vượt qua mọi khó khăn.

Đường Tăng không còn là một sư phụ nghiêm khắc tưởng chừng vô lý đối với đồ đệ của mình. Ông có lý do để hành động, khiến người xem hiểu rõ nội tâm và tình thương cùng sự bao dung của sư phụ. Bên cạnh đó, một nhân vật tưởng chừng ngạo mạn và đầy ương bướng như Tôn Ngộ Không lại cũng có những lúc trải lòng những nghĩ suy về đích đến và ý nghĩa thật sự của việc thỉnh kinh.

Vì sao 'Tây Du Ký 2: Tôn Ngộ Không Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh' đáng xem mùa Tết?

4. Hài hước "cười té ghế"

Tây Du Ký phần trước từng bị chỉ trích vì khá khô khan. Chính vì vậy, trong phần phim này, các nhà làm phim đã khéo léo đưa vào yếu tố hài hước. Nhiều tình huống được xây dựng theo phong cách và ngôn ngữ hiện đại sẽ khiến khán giả "cười rung rạp". Nhân vật Đường Tăng có chút hơi hướng của vai diễn do La Gia Anh (trong Đại Thoại Tây Du) có phần "bao đồng" và nhiệt tình quá mức; còn Trư Bát Giới của Tiểu Thẩm Dương lại là "cây hài" của bộ phim với tạo hình dễ thương cùng tính tình nhát gan, hay thoái lui.

Củng Lợi mê hoặc và đáng sợ trong vai Bạch Cốt Tinh.

Thiên Vương Quách Phú Thành chấp nhận hi sinh vẻ đẹp của mình để vào vai vua Khỉ.

Phùng Thiệu Phong lại làm đắm say tất cả khán giả nữ nhờ nét đẹp thư sinh hứa hẹn sẽ trở thành Đường Tăng đẹp trai nhất màn ảnh.

Trư Bát Giới do "Vua hài thế hệ mới" Tiểu Thẩm Dương thủ vai với nét hài duyên dáng chắc chắn sẽ đem lại những tiếng cười suốt cả bộ phim.

La Trọng Khiêm - tiểu sinh đẹp trai nhất TVB hiện nay, làm xấu mình với tạo hình của Sa Tăng.

Trailer Tây Du Ký 2 - Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh

Tổng hợp