3 bí quyết giúp một chàng trai trong 6 tháng từ thực tập sinh trở thành Giám đốc vận hành

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Raven Beria là thực tập sinh tại một công ty quản lý tài sản khi mới 24 tuổi. Chỉ 6 tháng sau, anh đã trở thành COO của công ty. 3 bí quyết nằm trong một email anh gửi Ban lãnh đạo.

Ba năm trước, Raven Beria, 24 tuổi, là thực tập sinh tại Inpac Wealth Solutions, một công ty quản lý tài sản ở Hawaii.

Raven yêu thích công việc của mình và anh cũng giỏi trong lĩnh vực đó. Chàng thanh niên này kể lại rằng các sếp của anh chỉ quan tâm đến công việc họ giao cho anh làm mà không biết được điểm mạnh của anh là gì, anh có thể làm những việc gì khác nữa.

Với tư cách là một thực tập sinh, Raven được phân công hỗ trợ nhân viên công ty tổ chức sự kiện và các dịch vụ trợ giúp. Nhưng Raven biết mình có thể đóng góp nhiều hơn vào những hoạt động mang tính chiến lược của công ty như nguồn nhân lực và trải nghiệm khách hàng.

Hầu hết các thực tập sinh ở vị trí của anh ấy sẽ làm gì? Họ sẽ tiếp tục thời gian thực tập cho đến khi tìm được một hợp đồng mới, hoặc có thể gặp người quản lý của họ để hiểu con đường thăng tiến có thể như thế nào.

Nhưng Raven đã có một cách tiếp cận táo bạo hơn.

Thay vì suy nghĩ như một thực tập sinh, hoặc thậm chí là một nhân viên, anh đã cố gắng suy nghĩ như một nhà tư vấn: làm thế nào mình có thể trở thành một đối tác cần thiết đối với sếp, thay vì là một người chỉ đơn thuần được giao nhiệm vụ để hoàn thành.

“Một suy nghĩ chợt nảy ra trong đầu của tôi: những người cố vấn công ty đã làm thế nào để giúp công ty phát triển”, Raven chia sẻ. Sau đó anh đã tìm đọc cuốn: “6 bước để có được khách hàng không giới hạn và tự do tài chính” của David Fields. Cuốn sách này đã giúp Raven thay đổi cuộc chơi. “Tôi đã học được ở cuốn sách cách truyền đạt tầm nhìn của mình với giám đốc điều hành, sử dụng các chỉ số đánh giá thành công, phát hiện thách thức và lập kế hoạch hành động”.

Lấy cảm hứng từ cuốn sách, Raven đã soạn thảo một đề xuất về cách anh ấy sẽ giúp công ty phát triển, bổ sung thêm một bản tóm tắt, sau đó gửi cho người đứng đầu công ty qua email.

Kết quả là Raven đã được sếp gọi lên để thảo luận về tương lai của công ty. “Sếp đã hỏi tôi rất nhiều về việc tôi sẽ làm thế nào để hoàn thành một số ý tưởng đó?” - Raven nhớ lại - “Điều này vượt xa những cuộc trò chuyện bình thường của chúng tôi trước đây. Thay vào đó, nó mang tính hợp tác hơn. Sếp dường như thực sự tò mò muốn biết suy nghĩ của tôi”.

Cuối cùng, Raven đã được thăng chức từ Thực tập sinh lên Quản lý, rồi lên Giám đốc vận hành (COO) chỉ trong 6 tháng. Động thái này đã cho anh một cái nhìn mới về cách anh tiếp cận công việc trong tương lai.

“Thay vì coi mình là một nhân viên hay thậm chí là một giám đốc điều hành, giờ đây tôi xem công ty của mình như là một khách hàng và tôi là nhà tư vấn. Anh cũng đã sử dụng kinh nghiệm này để thành lập công ty riêng của mình – Brandalaxy" - Raven cho hay.

3 bí quyết thể hiện trong nội dung email mà Raven gửi cho sếp là:

1.  Không hỏi sếp có thể làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho sếp

Raven không tập trung vào những gì anh muốn mà là những gì người quản lý của anh cần. Thay vì yêu cầu thăng chức hoặc bố trí công việc mới ngay lập tức, Raven nói về tầm nhìn của sếp và cách anh có thể giúp hoàn thành nó. “Sếp cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng ai đó có thể phân tích những chi tiết nhỏ trong bức tranh lớn của ông ấy, vì vậy chúng tôi có thể tập trung vào công việc hiệu quả hơn” - Raven nhớ lại.

2.  Trình bày cụ thể chứ đừng nói suông

Thay vì chỉ nói những suy nghĩ của mình về chiến lược phát triển của công ty, Raven đã phô diễn năng lực của mình bằng cách đính kèm vào email các đề xuất cụ thể. Với điều đó, sếp của anh ấy đã có bằng chứng hữu hình về những gì anh ấy có thể hoàn thành trong tương lai, và cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi anh ấy chuyển sang vai trò mới.

3.  “Làm thế nào”

Hầu hết mọi người khi yêu cầu thăng chức đều mô tả “cái gì” và “lý do” của công việc họ muốn, nhưng Raven đã đi xa hơn một bước khi trình bày “làm thế nào”. Anh ấy vạch ra những gì sẽ xảy ra với các nhiệm vụ hiện đang được giao và cách anh ấy và sếp sẽ làm việc cùng nhau để tiến lên phía trước. Điều đó giúp sếp của anh dễ dàng hình dung mối quan hệ công việc mới của họ và nói “đồng ý” với sự sắp xếp.

Dưới đây là nội dung email Raven gửi cho sếp:

Thưa sếp,

Ông có một tầm nhìn rộng lớn cho công ty Inpac Wealth Solutions. Câu hỏi là, chúng ta sẽ hoàn thành nó như thế nào?

Trong bức thư này, tôi muốn:

-  Làm rõ tầm nhìn tham vọng của ông

-  Liệt kê một số trở ngại chúng ta cần vượt qua

-  Cung cấp kế hoạch chi tiết và danh sách các hành động để đưa công ty chúng ta đến nơi ông muốn

Tuần trước ông đi vắng, tôi đã thức khuya nhiều đêm để suy nghĩ về việc thực hiện những gì ông muốn. Tôi đã cố gắng xem mục tiêu của ông khả thi đến mức nào.

Và tôi nghĩ rằng mình đã tìm ra . Đó là do sự phân bổ nguồn lực và cách công ty tận dụng tôi.

Tôi không muốn suy nghĩ giống như một nhân viên mà tôi muốn đặt mình vào vị trí của một đối tác làm việc vì lợi ích cao nhất của ông để thực hiện tầm nhìn của ông. Điều này có nghĩa là (tôi sẽ làm) ít công việc theo định hướng nhiệm vụ hơn và nhiều công việc tập trung vào dự án hơn, liên quan đến phát triển kinh doanh và nguồn nhân lực. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng tôi không chỉ nghĩ rằng đây là điểm mạnh của mình mà còn là vị trí tôi hạnh phúc nhất khi làm việc.

Quan trọng nhất, trong khi ông có thể thuê người khác làm những việc như lập kế hoạch sự kiện, tiếp thị và hướng dẫn viên như tôi đang làm, tôi tin chắc rằng ông sẽ không thể tìm được ai đó khác để dành thời gian và nỗ lực cho định hướng chiến lược tổng thể  và tương lai của Inpac.

Nhưng tất nhiên, “Cái gì không đo được thì không quản được”.

Sau này, tôi muốn báo cáo với ông theo một cách khác. Vì đây là những dự án cấp cao, chúng ta sẽ hợp tác bằng cách sử dụng một bộ hồ sơ duy nhất.

Vào cuối mỗi thứ Sáu, tôi sẽ cung cấp một bản tóm tắt dài một trang về những việc chính tôi đã làm và những điều tôi cần ở ông để thực hiện tầm nhìn của mình và chúng ta sẽ tiếp tục đưa nó vào trong bộ hồ sơ. Ông có thể xem lại bản tóm tắt này vào cuối tuần và chúng ta có thể thảo luận trong các cuộc họp chiến lược vào thứ Hai.

Điều này sẽ liên quan đến bốn dự án lớn về:

- Quản lý thực hành

- Trải nghiệm khách hàng

- Quản lý tài năng

- Nguồn nhân lực

Bằng cách này, tôi có thể đảm bảo rằng chúng ta đang ở cùng một nơi và quy trách nhiệm cho nhau về việc tập trung nỗ lực vào sự trường tồn của Inpac.

Tốt, Tuyệt quá. Hãy cùng bắt tay vào làm!

Nếu bạn cảm thấy công việc mà mình đang đảm nhận chưa phát huy được hết năng lực, thì đây là lời khuyên của Raven: “Bạn biết đấy, họ nói rằng bạn nên ăn mặc phù hợp với công việc bạn muốn, nhưng tôi đã học được những bài học thành công vượt xa cả lời nói và vẻ bề ngoài. Đó là, chúng ta hãy nhân rộng hành động của những người đã hoàn thành công việc mà chúng ta muốn. Đó chính là cách thay đổi cuộc chơi”.