12 điều đáng mong đợi của iOS 12 tại WWDC

VietTimes -- Hội nghị thường niên WWDC của Apple sẽ diễn ra vào ngày 5/6 và có lẽ điều được giới mộ điệu mong chờ nhất chính là phiên bản tiếp theo của hệ điều hành iOS: iOS 12 và những cải tiến của nó.  
Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet

Phiên bản mới nhất của hệ điều hành trên iPhone và iPad – iOS 11 đã được nâng cấp đáng kể như bảng điều khiển mới, ARKit, tính năng mới cho trợ lý ảo Siri, thư mục quản lý tập tin, hỗ trợ bút cảm ứng Pencil và hệ thống đa nhiệm hoàn toàn mới trên iPad, và quản lý lưu trữ hệ thống.

Có một số dự đoán rằng iOS 12 sẽ có thể cập nhật kiểu “High Sierra”, tức là chủ yếu tập trung sửa lỗi và cải thiện chức năng tổng thể của hệ điều hành, để dành những ý tưởng lớn mới cho iOS 13 vào năm 2019. Vì vậy, những kỳ vọng của người dùng về iOS 12 sẽ giảm đi nhưng vẫn có một số chức năng mà chúng ta muốn thấy trong bản cập nhật này.

Giảm lỗi “vặt”  trên toàn hệ thống

Dù ra đã mắt hơn 8 tháng, iOS 11 vẫn còn những lỗi khá kỳ quặc như đôi khi ứng dụng nổi lên ở các góc của màn hình, thông báo nhiều lúc không hiển thị, tính năng “Autocorrect” không ổn định, chế độ “không làm phiền khi lái xe” lại hoạt động khi người dùng chẳng hề lái xe. Thậm chí còn có rất nhiều lần hệ thống bị “treo” ngẫu nhiên.

Đơn giản hóa iPhone X

Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet 

Nếu các dòng iPhone năm 2018 đều được trang bị Face ID giống iPhone X và không có nút Home thì bây giờ là lúc chúng ta bàn về thứ khiến nhiều người quan tâm nhất khi dùng iPhone X: Control Center hiện ra khi kéo xuống từ góc màn hình hay cách mà thanh trạng thái ẩn đi những thông tin quan trọng như hiện tại. Các nút bấm bên cạnh để reset và tắt máy cũng khá khó hiểu. Hi vọng iOS 12 sẽ mang đến trải nghiệm đơn giản hơn, giúp iPhone nổi bật hơn giữa một làn sóng các thiết bị có “tai thỏ” tương tự.

Cải tiến Siri

Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet 

Siri ngày càng được cải thiện nhưng nó vẫn kém Google Assistant và Amazon Alexa về khả năng liên kết mọi thứ trong bối cảnh nhất định. Điểm nổi bật đầu tiên của Google Assistant và Alexa mà Siri nên có là khả năng bám theo nội dung các câu hỏi để không trả lời “lạc đề” quá nhiều. Thứ hai là tập trung hơn vào cách thức khởi động các chức năng phụ cụ thể, biến chúng thành trải nghiệm như một ứng dụng. Ví dụ bạn muốn khởi động một trò chơi âm nhạc hay điều khiển TV – như Google Assistant là với Actions hay Skills của Alexa. Điều này sẽ giúp Siri kết nối với nhiều nền tảng và thiết bị hơn.

Cải tiến Control Center

Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet 

Control Center tiếp tục là điều mà người dùng mong muốn được cải thiện. Trong lần cập nhật năm ngoái, Apple đã cho phép người dùng thêm nhiều nút bấm hơn vào Control Center nhưng vẫn thiếu một số nút quan trọng và khả năng tùy biến chưa cao. Chỉ có một số tính năng nhất định được thêm vào Trung tâm điều khiển. Bạn chỉ có thể sử dụng 3D Touch để mở một số cài đặt phụ. Tại sao chúng ta không thể chọn mạng Wi-fi hay kết nối với các thiết bị Bluetooth từ các menu 3D Touch? Apple nên cho phép người dùng kiểm soát nhiều cài đặt và lối tắt hơn vào Control Center. Và đừng quên nút Wi-Fi và Bluetooth tưởng như đã tắt nhưng vẫn chưa tắt nhé.

Áp dụng thao tác điều khiển cử chỉ của iPhone X lên mọi iPhone khác

Một thao tác tuyệt vời của iPhone X nên có trên các iOS nói chung đó là thao tác chuyển đổi giữa các ứng dụng bằng cách vuốt ở cạnh đáy màn hình (hiện tại với iPhone có Touch ID, thao tác này đòi hỏi nhấn nút Home 2 lần). Tại sao thao tác này chỉ dành riêng cho người dùng iPhone X? hay sao không biến nó thành một lựa chọn có thể bật hoặc tắt?

Cải thiện chức năng quản lý pin

Năm ngoái, Apple đã tập trung nhiều vào việc cải thiện hiệu năng pin và kết quả là bản cập nhật công cụ quản lý pin cho iOS 11. Có lẽ iOS 12 sẽ tiếp tục điều này. Công cụ quản lý pin của Apple hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hi vọng họ sẽ cải tiến nó với nhiều phương thức để tối ưu thời lượng pin, như cách mà Apple đã làm với tính năng tối ưu bộ nhớ lưu trữ trên iOS 11.

Đa tài khoản (và tài khoản cho trẻ em)

Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet 

Apple hoàn toàn chậm chạp trong việc biến các thiết bị iOS trở nên dễ dàng sử dụng hơn với nhiều người. Điều này đặc biệt đúng với iPad – một thiết bị nên được trang bị chế độ trẻ em để khóa bớt những tính năng không cần thiết cũng như chuyển đổi dễ dàng hơn như trên tablet của Amazon hay Chromebook.

Bổ sung tính năng AI cho ứng dụng

Apple đã tạo nên một cú hích lớn với các tính năng AR trong ARKit vào năm ngoái nhưng vẫn cần cải tiến, đặc biệt với máy ảnh. Google Lens là một trong những cập nhật thú vị nhất của Android Oreo, cho phép sử dụng camera để quét nhanh và xác định mọi thứ trong thế giới thực. Ứng dụng camera của Apple đã có thể quét mã QR từ năm ngoái nhưng bổ sung thêm nhiều chế độ AI với AR mới là thứ người dùng mong muốn.

Nút thử lại Face ID

Nếu Face ID bị lỗi và iPhone không quét được khuôn mặt (lỗi này xảy ra khá nhiều) thì nên có một cách đơn giản hơn để thử lại (như trên Galaxy S9) hoặc đánh dấu điều đó khi bạn đăng nhập. Hiện tại Face ID không giải thích rõ lý do không hoạt động và làm sao để thử cách khác. Đơn giản chỉ là nó không hoạt động và khiến cho bạn không biết phải làm sao.

Làm 3D Touch hữu dụng hơn

Việc triển khai 3D Touch của Apple trong vài năm qua hơi kỳ cục. Trên lý thuyết, công nghệ này luôn tỏ ra cực kỳ ấn tượng nhưng nó lại hiếm khi được sử dụng hay không nhất quán giữa các ứng dụng và hệ điều hành. Hơn nữa, sự khác biệt giữa ấn và chạm-giữ có thể khiến nhiều người nhầm lẫn. iOS 12 nên thiết kế lại 3D Touch hay nếu không thì cũng giảm thiểu sự xuất hiện của nó đi.

Cải thiện giao diện thông báo

Việc các thông báo xuất hiện trên màn hình iPhone, đặc biệt là màn hình chính vẫn khiến người dùng cảm thấy kỳ lạ. Đây là cách mà smartphone hoạt động nhưng người dùng luôn than phiền về các thông báo (họ thậm chí còn tắt hẳn chúng luôn). Điều đó cho thấy họ muốn một giao diện thông báo mới hay một cách để sắp xếp thông báo hợp lý hơn. Apple nên cho phép người dùng dễ dàng kiểm soát thông báo (hoặc tắt/bật) hơn, chứ không như một mê cung trong phần Notification Settings hiện tại.

Tiếp tục để iPhone và iPad là những thiết bị khác biệt và độc đáo

Năm ngoái, iPad bắt đầu phát triển thành hệ điều hành, tập trung vào năng suất hơn iPhone. Hai thiết bị nên tiếp tục phát triển riêng biệt. iPad sẽ có thêm nhiều cách để đa nhiệm và chia sẻ thông tin trên màn hình lớn  hơn trong khi iPhone nên tìm cách trình bày thông tin quan trọng mà không cần phải vuốt xung quanh để tìm; có thể bằng cách giảm thiểu lưới ứng dụng và tạo một lớp mới ở trên cùng. Hy vọng sẽ có nhiều thay đổi hơn, thay vì dậm chân tại chỗ.