11 sự thật về Trái Đất chúng ta không hề biết

VietTimes -- Trong suốt lịch sử, nhân loại đã không thể khám phá hết mọi thứ về hành tinh. Nhưng những sự kiện thú vị về thế giới luôn khuyến khích con người ngày nay không ngừng nghiên cứu và tìm tòi. Bạn có biết tốc độ di chuyển của mùa xuân? Tình trạng hiện tại của tầng ôzôn là gì? Nơi đâu bạn không cần phải mua xà phòng trong cửa hàng bởi vì bạn có thể đào được chúng ở ngay trong sân?

Bright Side đã tìm thấy một số sự kiện đáng kinh ngạc về hành tinh mà nhiều người có thể không biết.

1. Lỗ ôzôn ngày càng nhỏ hơn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lỗ thủng ôzôn trên Nam Cực năm 2015 so với năm 2000 đã thu hẹp khoảng 4 triệu km2. Tuy nhiên, giới khoa học cũng lưu ý rằng lỗ hổng này vẫn lớn gấp 1,4 lần kích thước của châu Nam Cực và hàm lượng các chất gây hại cho tầng ozone trên toàn cầu vẫn còn ở mức cao. Nghị định thư quốc tế Montreal đã loại bỏ việc sản xuất nhiều hợp chất nhân tạo làm suy giảm tầng ôzôn. Đây là thỏa thuận quốc tế quan trọng và thành công nhất cho tới hiện nay. Các nhà khoa học cho rằng trước đó tầng ôzôn đã được phục hồi nhưng đến bây giờ họ mới có bằng chứng.

2. -89 là nhiệt độ thấp nhất được quan sát trên Trái đất

Nhiệt độ thấp nhất có thể đo được bằng trạm khí tượng trên Trái Đất là -89 độ C tại Trạm Vostok của Nga năm 1983.

3. Mùa xuân di chuyển với tốc độ khoảng 6.44 km/giờ

Mùa xuân di chuyển với tốc độ khoảng 6.44 km/giờ. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này bằng cách theo dõi tốc độ ra hoa của các loài thực vật khác nhau trên các vùng lãnh thổ khác nhau.

4. Tian Shan là nơi duy nhất trên núi khiến bạn không tăng huyết áp

Gia tăng huyết áp là một hiện tượng bình thường khi leo lên núi. Nhưng bạn có biết có một nơi trên trái đất không làm tăng huyết áp đó là núi Tian Shan - thiên đường cho những người bị huyết áp cao. Người dân địa phương thường có huyết áp thấp hơn nhiều so với những người sống ở vùng đồng bằng.

5. Đất trên đảo Kimolos chứa xà bông dạng lỏng

Kimolos - một hòn đảo thuộc Hy Lạp trong biển Aegean chỉ 53.3 km² và có một đặc điểm cực kỳ thú vị. Khi trời mưa, hòn đảo được bao phủ bởi bọt xà phòng. Đất ở Kimolos chứa xà phòng sét - loại xà phòng tự nhiên mà người dân địa phương sử dụng làm xà phòng thông thường.

6. Mảng kiến tạo bảo vệ Trái Đất khỏi nhiệt độ cao

 Trái đất là hành tinh duy nhất được biết đến với  mảng kiến tạo. 7 mảng kiến tạo khổng lồ (hay còn gọi là lục địa) di chuyển theo các hướng khác nhau. Nhờ hệ thống kiến tạo, sự lưu thông các-bon giúp giảm nhiệt độ trên trái đất. Carbon là một trong những thành phần quan trọng nhất tạo nên cuộc sống trên trái đất.

7. Sông Amazon có “anh em sinh đôi” ngầm dưới lòng đất

Nếu như sông Amazon, một trong những con sông dài nhất và có lưu lượng dòng chảy lớn nhất thế giới, chiếm đến 20% tổng lượng nước đổ về các đại dương trên Trái Đất khiến con người ngạc nhiên về độ lớn của nó thì phát hiện "vĩ đại" về dòng "sông ngầm" bên dưới Amazon còn gây "sốc" hơn rất nhiều. Hamza là con sông ngầm chảy song song với sông Amazon sâu 4.000 mét dưới lòng đất. Nó có chiều dài 6000 km và rộng 400 km. Điểm khác biệt giữa Hamza và Amazon là: tốc độ dòng chảy của Hamza chậm hơn rất nhiều so với Amazon (cụ thể là Hamza chỉ chảy khoảng 3.000 m³/giây, trong khi Amazon là 130.000 m³/giây).

8. Siêu lục địa Pangea đang trở lại

Khoảng 300 triệu năm trước, gần như toàn bộ vùng đất của Trái Đất là một siêu lục địa duy nhất tên là Pangea . Trong thời kỳ kỷ Jura, Pangea bị chia thành 2 lục địa và mỗi lục địa lại bị chia cắt thành các châu lục như ngày nay. Theo các nhà khoa học, trong 250 triệu năm tới, các lục địa sẽ hợp nhất thành một siêu lục địa mới gọi là "Pangaea Proxima".

9. Nam Cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Nam Cực đã mất khoảng 3 nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm. Chỉ trong năm 2017, tảng băng Larsen S bị vỡ từ Nam Cực nặng hơn 1 nghìn tỷ tấn và bằng một nửa kích thước của quốc gia Jamaica. Tốc độ tan băng nhanh đến chóng mặt này khiến nước biển dâng cao gần 1cm, đe dọa khu vực ven biển ở khắp nơi trên thế giới.

10. Một cái bóng lớn che phủ trái đất có thể được nhìn thấy lần nữa vào năm 2034

Himawari 8 - một vệ tinh thời tiết Nhật Bản đã chụp được một hiện tượng độc đáo vào năm 2016: lúc đầu là thời điểm ban ngày trên hành tinh, và sau đó, toàn bộ hành tinh được bao phủ bởi một cái bóng khổng lồ. Đoạn video được quay vào ngày Nhật thực từ khoảng 33800 km từ Trái đất. Lần sau bạn có thể thấy hiện tượng bất thường này là vào mùa xuân năm 2034.

11. Thế giới không có nước

Nhà thiết kế đồ họa Joel Krebs cho chúng ta thấy một thế giới sẽ biến đổi ra sao bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu từ những bức ảnh chụp địa điểm nổi tiếng. Bức ảnh về Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brazil trông thật đáng sợ!

Theo Bright Side