10 tính năng “thất truyền” của iPhone ít ai biết (P2)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đối với Apple, sự cải tiến đồng nghĩa với việc loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Tiếp nối phần trước, phần này tiếp tục đề cập đến các tính năng đã bị "khai tử" trên iPhone.

6. Vỏ nhôm

Vỏ nhôm từng là vật liệu quen thuộc khi thiết kế vỏ iPhone. (Ảnh: Tech Radar)
Vỏ nhôm từng là vật liệu quen thuộc khi thiết kế vỏ iPhone. (Ảnh: Tech Radar)

Năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời với thiết kế mặt sau chủ yếu là nhôm, nhưng phải đến năm 2012 khi iPhone 5 ra đời, Apple mới chính thức sử dụng kim loại làm vật liệu chính để làm vỏ iPhone. Đây là loại vật liệu cứng cáp và tạo vẻ ngoài cao cấp cho chiếc smartphone.

Vỏ nhôm đã trở thành phong cách đặc trưng của dòng iPhone 5 và 6, được người tiêu dùng ưa chuộng và săn đón. Tuy nhiên, vỏ kim loại có điểm hạn chế là tạo nhiệt. Vì vậy, Apple đã thay thế lớp vỏ hoàn toàn bằng kính cho iPhone vào năm 2017 với sự ra đời của iPhone 8, iPhone 8Plus và iPhone X.

7. Giắc cắm tai nghe 3,5mm

iPhone 6S là iPhone cuối cùng có giắc cắm tai nghe 3,5 mm. (Ảnh: Tech Radar)
iPhone 6S là iPhone cuối cùng có giắc cắm tai nghe 3,5 mm. (Ảnh: Tech Radar)

Cổng tai nghe 3,5 mm là chi tiết quen thuộc trên hầu hết dòng điện thoại trên thị trường. Tuy nhiên, Apple đã tính đến phương án tích hợp với cổng sạc để tiết kiệm diện tích. Giắc cắm tai nghe 3,5 mm truyền thống đã chính thức được loại bỏ năm 2017, trên phiên bản iPhone 7 và iPhone 7 Plus trở đi. Nhiều người dùng không hài lòng trước quyết định này của Apple vì cho rằng cổng tai nghe 3,5 mm tiện dụng hơn.

8. Nút Home vật lý

(Ảnh: Tech Radar)
(Ảnh: Tech Radar)

Là một tính năng thiết yếu – biểu tượng của iPhone từ những ngày đầu tiên - nút Home vật lý đã trở thành thương hiệu của “nhà Táo” trong gần 10 năm phát triển. Tuy nhiên, phím vật lý khá lớn trên điện thoại đã chiếm đáng kể không gian, vì vậy Apple quyết định thay thế chi tiết này từ phiên bản iPhone 7 trở đi.

Nút Home mới (nút cảm ứng điện dung) hoạt động giống như nút vật lý nhưng sử dụng phản hồi xúc giác (rung động) để tạo ra hiệu ứng truyền vào bộ điều khiển.

9. Nút Home điện dung

Nút Home cảm ứng điện dung cũng nhanh chóng bị thay thế. (Ảnh: Tech Radar)
Nút Home cảm ứng điện dung cũng nhanh chóng bị thay thế. (Ảnh: Tech Radar)

Chỉ tồn tại trong khoảng vài năm ngắn ngủi, nút Home “phiên bản mới” đã nhanh chóng lỗi thời, nhường chỗ cho hệ thống điều hướng dựa trên cử chỉ. Với việc chuyển sang hiển thị toàn màn hình, nút Home không còn là “điểm nhấn” để nhận dạng iPhone. Tuy nhiên, sự thống trị 10 năm của nút Home không dễ dàng bị lãng quên đối với các tín đồ mê “Táo”.

10. Viền Bezel

Thiết kế viền lớn của Apple mất một thời gian dài để biến mất. (Ảnh: Tech Radar)
Thiết kế viền lớn của Apple mất một thời gian dài để biến mất. (Ảnh: Tech Radar)

Giống như nút Home, thiết kế viền bo lớn đã trở thành thương hiệu của iPhone từ những đời đầu. Tuy được “hồi sinh” trong iPhone SE 2020, thiết kế này đã biến mất từ lâu trên các flagship mới nhất của iPhone kể từ năm 2017, với sự ra đời của iPhone X. Thiết kế toàn màn hình đã giúp chiếc iPhone có nhiều diện tích hơn, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Theo BrightSide