10 sự thật về cách nhìn thế giới của động vật quanh ta (P2)

VietTimes – Tiếp tục khám phá những bí ẩn khoa học, phần này sẽ bật mí cách nhìn thế giới qua đôi mắt của các loài động vật trong tự nhiên.

6. Dơi

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Thị giác của dơi kém hơn các loài khác không có nghĩa là chúng không nhìn thấy gì. Thay vào đó, dơi chủ yếu sử dụng đôi tai thính để định vị bằng tiếng vang, cho phép chúng cảm nhận được vật cản trên đường. Dơi vẫn sử dụng đôi mắt trong các hoạt động hàng ngày tuy nhiên chúng chỉ nhìn thấy màu đỏ do cấu trúc protein trong mắt.

7. Chuột dũi

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Chuột chũi không sử dụng nhiều đến đôi mắt, vì chúng sống dưới lòng đất nhưng chúng có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Mắt của chúng khá nhạy cảm với ánh sáng màu xanh lam và vàng lục nhưng không thể nhìn được màu đỏ.

8. Thỏ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Có một sự thật là, thỏ không thể nhìn thấy màu đỏ. Thỏ cũng có vùng đồng tử trong mắt gần giống như con người nhưng không có độ lõm khiến thị giác của chúng có vẻ "sần sùi". Bên cạnh đó, thỏ có hai mắt ở hai bên đầu, giúp chúng có tầm nhìn tốt hơn nhiều so với con người.

9. Mực ống

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Loài mực khổng lồ là một trong những loài sở hữu con mắt lớn nhất trong vương quốc động vật. Với cấu tạo hướng về phía trước, tầm nhìn của chúng có thể được so sánh với ống nhòm. Với cấu trúc đặc biệt, chúng cũng có thể tạo ra ánh sáng để nhìn thấy con mồi trong bóng tối.

10. Giun

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nhiều loài giun, đặc biệt là giun đất, không hề có mắt. Thay vào đó, chúng có các thụ thể ánh sáng, cho phép thấy được khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng cũng như phân biệt giữa lòng đất và trên mặt đất.

Theo BrightSide